Ngày ngày, Sáng ngồi ngoan ngoãn trên chiếc xe chất đầy ve chai của bà ngoại, rong ruổi khắp các con đường để cùng bà kiếm sống.
- TP.HCM: Quặn lòng tiễn 4 phụ nữ tử vong trong vụ chìm tàu tại Quảng Nam về nơi an nghỉ cuối cùng, không khí tang thương, người thân khóc không thành tiếng
- Phát hiện mới về vụ chìm ca nô khiến 17 người tử vong: Thiết bị giám sát hành trình đã tắt từ cuối năm 2020
Bố mẹ ly hôn, bé trai 2 tháng tuổi bỗng chốc bơ vơ
Chiếc xe đạp cũ kỹ, han rỉ, lỏng lẻo hàn vào một chiếc xe kéo, đó là công cụ giúp bà cháu cô Võ Thị Lệ (58 tuổi) và bé Nguyễn Văn Sáng (4 tuổi) mưu sinh.
Cô Lệ quê ở Bạc Liêu, lên thành phố nhặt ve chai kiếm sống đã được 4 năm nay. Bé Sáng là cháu ngoại của cô. Khi Sáng vừa được 3 tháng tuổi thì bố mẹ ly hôn. Bố đi đường bố, mẹ đi đường mẹ, ai cũng đã có hạnh phúc riêng nên bỗng chốc Sáng trở thành đứa trẻ bơ vơ.
Thương đứa cháu tội nghiệp không chốn nương thân, cô Lệ tuy hoàn cảnh éo le nhưng cũng đành mang cháu về nuôi. "Cháu mình mà, không nuôi thì nó ở đâu được", cô Lệ rưng rưng kể về đứa cháu thiệt thòi.
Đem cháu về chăm, nhưng cô Lệ cũng không biết lấy gì mà nuôi cháu. Ông bà với cháu nhỏ có lúc chẳng có cơm ăn. Người con trai lớn của cô Lệ thấy mẹ vất vả nên đón bà lên thành phố, ít ra còn có công việc, có thu nhập, anh cũng bù phụ cho mẹ ít nhiều.
Nhưng rồi anh cũng lập gia đình, có cuộc sống riêng, có vợ, có con. Thu nhập từ công việc làm thợ hồ cũng chỉ đủ cho anh nuôi được vợ, con mình, không thể lo cho bố mẹ được nữa, lúc có dư thì biếu mẹ đôi ba trăm nghìn.
Chồng cô Lệ bị bệnh suốt, sức khỏe yếu nên không thể đi làm được. Vậy là mọi gánh nặng trong nhà đều đặt lên đôi vai nhỏ bé của cô.
Cháu trai theo bà ngoại đi nhặt ve chai mưu sinh
Hàng ngày, cô Lệ dậy từ sớm, nấu cơm cho cả nhà ăn rồi bế đứa cháu nhỏ lên xe, hai bà cháu đi mua, nhặt ve chai. Buổi trưa, cô Lệ và Sang nghỉ chân tại một quán cơm, mua hộp cơm 20 nghìn đồng hai bà cháu ăn chung.
Chiếc xe cũ kỹ, đôi chân yếu của cô Lệ cứ rong ruổi khắp các con đường. Ai bán thì mua, ai cho thì lấy, nhặt nhạnh thêm, ngày nào được nhiều, cả vốn lẫn lãi của cô Lệ cũng được 200 nghìn đồng. Số tiền đó chi trả cho việc thuê nhà, ăn uống, thuốc men cho chồng,… Công việc của hai bà cháu kết thúc lúc 6h tối.
Gạt nước mắt khi nói đến Sang, cô Lệ bảo cô thương cháu trai lắm. Bố mẹ Sang bỏ đi theo hạnh phúc mới đã gần 4 năm nhưng từ đó đến nay không một lời hỏi thăm, không một đồng chu cấp, cũng chẳng về thăm nom.
Trước đây khi Sang mới được mấy tháng tuổi, có người ngỏ lời xin bé về nuôi rồi tặng cho cô Lệ 50 triệu đồng. Nghèo thì nghèo thật nhưng cô nhất định khước từ lời đề nghị đó. Bà cháu ở với nhau, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, tiền bạc biết bao nhiêu cho đủ, rồi đến khi tiền tiêu hết mà cháu cũng chẳng còn. Cô cũng sợ đem cho cháu đi, chẳng biết người ta có đối xử tốt với nó hay không, thôi thì cứ để cháu ở bên cho an lòng.
Cực khổ là vậy, nhưng cô Lệ vẫn phải lạc quan, tích cực. Vì cô biết, chỉ cần bản thân ốm, nghỉ một ngày là kéo theo nhiều người vất vả. Ở nơi đây thân cô thế cô, người phụ nữ khắc khổ cũng chẳng biết tâm sự, chia sẻ cùng ai, chỉ biết nuốt nỗi buồn vào trong mà cố gắng.
Không mong gì cao sang, cô Lệ chỉ cầu có sức khỏe, nuôi cháu thành người, mong Sang lớn khôn, có công việc, có gia đình, tương lai đỡ vất vả hơn ông bà…
Nguồn: Nghĩa Trọng TV