Bé trai 13 tháng tuổi đang tập đi, bất ngờ bị chó hàng xóm tấn công, cắn rách cánh mũi trái

Xã hội 24/08/2022 09:42

Em bé 13 tháng tuổi ở Tuyên Quang bị chó cắn vào vùng mặt khi sang nhà hàng xóm chơi. Ngoài vết thương vùng cánh mũi trái, bé còn chảy máu vùng cằm và môi.

Theo thông tin từ Infonet/Vietnamnet, bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một ca bệnh với tổn thương rất nặng do chó cắn. Bệnh nhân là một em bé 13 tháng tuổi (Sơn Dương, Tuyên Quang) nhập viện vì vết thương cánh mũi trái do chó cắn.

Theo lời người bố, bé bị chó cắn vào vùng mặt khi sang nhà hàng xóm chơi, sau tai nạn có vết thương vùng cánh mũi trái ~1,5 cm, chảy máu xây sát vùng cằm và môi trên khiến bé đau, quấy khóc nên gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa Hùng Vương.

Các bác sĩ đã sơ cứu cầm máu, hướng dẫn đưa bé sang phòng khám tiêm chủng của bệnh viện để tiêm vắc xin phòng bệnh dại, sau đó gây mê để làm thủ thuật khâu vết thương. Rất may không có tổn thương nghiêm trọng, hiện nay sức khỏe bé đã ổn định.

Bé trai 13 tháng tuổi đang tập đi, bất ngờ bị chó hàng xóm tấn công, cắn rách cánh mũi trái - Ảnh 1
Bé 13 tháng tuổi bị chó cắn vào mặt - Ảnh: Infonet/Vietnamnet

Theo thông tin từ báo Lao động, thời gian gần đây liên tục xảy ra những vụ việc thương tâm do trẻ bị chó cắn. Các chuyên gia khuyến cáo những bước xử lý khôn ngoan những sự cố chó cắn?

Làm sạch vết thương

Điều quan trọng hàng đầu là làm sạch vết thương do chó cắn. Vết thương phải được rửa dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng không nên chà xát mạnh.

Dùng thuốc sát trùng

Để làm sạch vết chó cắn, có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn và thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.

Nâng cao vùng bị thương

Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, cần giơ cao vùng bị thương của người bị nạn lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.

Băng bó vết thương để cầm máu

Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy.

Lúc này, đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút, nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.

Trong trường hợp nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia cần dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.

Tiêm phòng dại

Đối với con chó đã cắn người, phải cách ly và theo dõi trong vòng 10 – 15 ngày, xem tình trạng sức khỏe của chó qua các biểu hiện như bỏ ăn, bị chết hoặc nhờ các bác sĩ thú y theo dõi để xem cho có bị bệnh dại không. 

Thời điểm này, nên cân nhắc tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại cho nạn nhân để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác. Nếu sau 15 ngày con chó vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường thì không nhất thiết phải tiêm phòng do vắc xin phòng dại sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe nạn nhân. Tuy nhiên, để chắc chắn, gia đình nạn nhân nên có những trao đổi cụ thể với bác sĩ. 

 

Bị chó cắn nhưng không đi tiêm phòng dại, một phụ nữ tử vong sau 3 tháng

Tỉnh Quảng Bình vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc bệnh dại. Nạn nhân bị chó dại cắn cách đây 3 tháng nhưng không xử lý vết thương, không tiêm vaccine phòng bệnh dại.

TIN MỚI NHẤT