Chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh bị cáo buộc hành hạ người khác - do dùng dao dọa, đánh nhiều trẻ bằng bình nhựa, thìa canh...
- Phó chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu làm rõ thông tin cán bộ "bao che" cho trường mầm non bạo hành trẻ dã man
- Vừa bắt gặp chủ cơ sở mầm non bạo hành trẻ em, nhiều phụ huynh bức xúc gào khóc "Tại sao lại đánh con tôi như thế"
Sáng 28/11, lãnh đạo Công an quận 12 (TP HCM) cho biết đã khởi tố, bắt giam Phạm Thị Mỹ Linh (43 tuổi, chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh) để điều tra hành vi Hành hạ người khác.
Bà này thừa nhận đã dùng dao dọa; đánh nhiều trẻ 2-5 tuổi bằng bình nhựa, thìa canh... Riêng hai bảo mẫu Quỳnh và Đào do không có địa chỉ cụ thể nên công an sẽ triệu tập sau.
Cảnh sát cũng làm việc với 8 gia đình có con bị bạo hành. Họ rất bức xúc, yêu cầu phải xử nghiêm các bảo mẫu đánh con mình dã man.
"Vụ việc đủ dấu hiệu hình sự về hành vi Hành hạ người khác", lãnh đạo Công an quận 12 nói về việc khởi tố, bắt giam bà Linh theo khoản 2 Điều 110 BLHS năm 1999.
Theo điều tra, Linh quê Lâm Đồng, tốt nghiệp cao đẳng mầm non, mở cơ sở Mầm Xanh từ tháng 9/2014. Nơi đây nhận giữ khoảng 30 trẻ từ 2 đến 5 tuổi là con của các công nhân trong khu vực, chi phí 1,2 triệu đồng mỗi tháng. Hai bảo mẫu làm việc trong cơ sở này không có bằng cấp, chuyên môn.
Mỗi sáng nhận các cháu vào lớp, bà Linh và các bảo mẫu đều tươi cười niềm nở. Nhưng ngay khi cha mẹ các bé đi khỏi, hoặc trong các bữa ăn, họ đánh trẻ tàn bạo. Nhiều bé bị tát vào mặt liên tiếp, bị đánh bằng muỗng múc canh, đập bình nhớt vào đầu... đến choáng váng. Trong giờ ngủ, một bé trai bị ném vào góc tường và bị bảo mẫu đạp vào bụng.
Khi vụ việc được phát hiện, khá đông phụ huynh bỏ việc, kéo đến cơ sở Mầm Xanh đòi bà Linh ra nói chuyện "phải quấy". Lực lượng chức năng phải luân phiên giữ an ninh trật tự.
Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm, hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật.
b) Đối với nhiều người.
“