Sương sâm là loại lá giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể hiệu quả nhưng lá sương sâm có tác dụng gì thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau.
- Mẹo dân gian bị thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi?
- Cây lá đắng có tác dụng gì? Chữa đau vai gáy được không?
Lá sương sâm có tác dụng gì, hỗ trợ điều trị bệnh gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Lá sương sâm còn được gọi với tên là lá sinh sâm. Nó là một loại dây leo với tên khoa học là Tiliacora triandra; có xuất xứ từ vùng Đông Nam Á và được dùng trong ẩm thực của một số quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Lào… Trong tiếng Lào, nó được gọi là yanang.
Một điều thú vị là trong ẩm thực Lào và Isan (vùng đông bắc Thái Lan), đây là loại lá được dùng để làm nguyên liệu tạo độ chua cho các món lẩu. Tại Việt Nam, lá sương sâm chỉ được dùng để làm thạch và rau ăn. Bạn chỉ việc xay hoặc giã nát lá tươi chung với nước lạnh cho sền sệt rồi lược sạch, để 1-2 giờ thì chất nước này sẽ kết đông và có màu xanh lá cây, ăn rất thơm ngon, giải nhiệt cho cơ thể rất tốt.
1. Tìm hiểu sơ lược về lá sương sâm
Sương sâm thuộc dạng thân dây leo, thân lâu năm và có kích thước lớn. Lá sương sâm có độ dài khoảng 9cm, rộng 4cm, phiến lá cứng, không có lông, thường có chóp nhọn hay tà, gân từ đáy. Hoa sương sâm thường mọc thành từng chùm, màu vàng, cánh nhỏ, có từ 6 đến 8 nhị bên trong.
Quả sương sâm mang hình trái xoan, cứng, độ dài từ 10-12mm. Sương sâm thường ra hoa trong khoảng từ 3 tới tháng 6 hàng năm, tháng 7 là có quả chín. Sương sâm có tính mát. Thân, lá và cả rễ của cây sương sâm đều có thể dùng để chữa bệnh.
Cây sương sâm đa phần mọc hoang ở các vùng miền núi, vùng đồng bằng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, loại lá này rất hiếm nên ít người biết được những tác dụng to lớn của cây, chỉ có một số ít người biết và sử dụng chúng để làm thuốc chữa bệnh trong đời sống hàng ngày.
Theo Y học cổ truyền, cây sương sâm thường có tác dụng giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, giải táo bón, tiêu độc, kiết lỵ và giảm nóng nhiệt. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng để chữa các bệnh lý liên quan đến huyết áp, gan, tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày,…
Trong y học hiện đại, lá sương sâm ngoài công dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể còn hỗ trợ tăng sức đề kháng cho mẹ bầu và giúp giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, vị thuốc tự nhiên này còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai.
2. Công dụng của lá sương sâm đối với sức khỏe
+ Giảm đau
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng loại lá này có tác dụng giúp giảm đau. Nếu bạn bị đau do bong gân hoặc các vấn đề khác, bạn có thể sử dụng chúng để giúp giảm đau một cách tự nhiên.
+ Hạ sốt
Sốt là một căn bệnh phổ biến trên thế giới, bất cứ ai cũng có thể gặp phải trong đời. Thông thường, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển là đối tượng thường bị sốt do hệ thống miễn dịch yếu kém. Sốt ở nhiệt độ cao có thể gây tử vong. Bởi vì nó có thể dẫn đến tình trạng co giật ở trẻ nhỏ. Để giảm nhiệt độ cơ thể một cách tự nhiên, lá sương sâm chính là lựa chọn thông minh. Ngoài ra, nếu điều trị bằng lá sâm nhưng cơn đau không giảm, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức.
+ Điều hòa huyết áp
Những người trên 30 tuổi và cả những người có tiền sử huyết áp bất thường như huyết áp thấp hoặc huyết áp cao nên cố gắng kiểm tra huyết áp thường xuyên và điều chỉnh kịp thời. Sử dụng lá sương sâm có thể giúp kiểm soát huyết áp nhờ vào các hợp chất tự nhiên có trong loại lá này.
+ Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư
Ung thư là một trong những căn bệnh gây chết người nhiều nhất ở các quốc gia đang phát triển. Nhờ hàm lượng flavonoid dồi dào trong lá sinh sâm có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Flavonoid là hoạt chất chống oxy hoá mạnh mẽ, bên cạnh giúp hấp thụ vitamin C, chúng còn giúp hệ miễn dịch ngăn ngừa và đảo ngược sự mất cân bằng oxy hóa.
+ Ổn định lượng đường
Đây được xem là tin tốt cho những người mắc tiểu đường. Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tổn hại đến thận, hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và xơ vữa động mạch và đột quỵ.
+ Hỗ trợ chữa bệnh gút
Một lợi ích khác của lá sương sâm là giúp phòng và điều trị bệnh gút. Axit uric là nguyên nhân chính làm xuất hiện gút và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ loại lá này có khả năng giúp ổn định nồng độ axit uric trong máu.
Ngoài ra, lá sương sâm còn có khả năng hỗ trợ chữa viêm khớp, chống vi khuẩn xâm hại cơ thể. Các thành phần tự nhiên của lá này đã được kiểm chứng giúp ngăn ngừa viêm và tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Vì vậy, đối với những người bị bệnh viêm khớp, việc thường xuyên sử dụng lá sương sâm là một lựa chọn thông minh để giảm tình trạng đau đớn do các triệu chứng viêm gây ra.
3. Sử dụng lá sương sâm như thế nào để điều trị bệnh
+ Điều trị chứng đau bụng và chậm tiêu
Bạn có thể sử dụng lá và rễ sương sâm lông đã xay thành bột, hòa cùng bột gừng và bột hạt tiêu theo tỷ lệ 4:6:5. Trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau rồi thêm mật ong, nhào thành bột nhão và hoàn viên. Nên uống khoảng 0,2 – 0,3 gram mỗi ngày. Uống liên tục cho đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm thì dừng.
+ Chữa sốt lỵ và tiểu tiện khó khăn
Nên dùng 50g cây sương sâm cả thân và lá đem rửa sạch, vò nát hoặc giã nhỏ. Sau đó cho thêm một ít nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước. Chờ cho đến khi dung dịch nước sương sâm đông lại thì ăn. Để dễ ăn và không ngán, người bệnh có thể thêm đường. Mỗi ngày ăn khoảng 40 – 100g lá tươi.
+ Chữa tiểu đường, táo bón, miệng khô
Người bệnh nên dùng 30 – 60g lá sương sâm kết hợp cùng 30g rau đắng (biển súc), 45g rung rúc. Đem tất cả các vị thuốc đun sôi và uống nóng.
+ Chữa cảm mạo do nắng, huyết áp cao hoặc đau cơ xương khớp
Sử dụng 40 – 50g lá sương sâm tươi đem rửa sạch, vò lấy nước làm sương sâm và ăn trong ngày. Ngoài ra cũng có thể sắc thành nước thuốc uống.
Cây sương sâm giúp chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau nhưng khi sử dụng, người bệnh không nên quá lạm dụng. Bởi vị thuốc này nếu dùng nhiều có thể hơi độc, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
4. Cách làm thạch sương sâm thơm ngon, thanh mát giải nhiệt hiệu quả
Chuẩn bị:
- Lá sương sâm
- Tô lớn miệng rộng
- Túi vải
- Vợt (rây lược)
- Ly thủy tinh
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bạn mang lá sương sâm đi rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ chất bẩn.
- Tiếp theo cho lá sương sâm vào tô có miệng rông. Vò lá sương sâm với một ít nước lọc đến khi lá nát hết và nước sâm sền sệt nhớt thì dừng. Dùng một chiếc túi vải đựng lá sương sâm vắt lấy phần nước rây qua lưới cho vào tô.
- Phần nước sương sâm sau khi cho ra tô khoảng 1 – 2 tiếng sau sẽ đông cứng lại. Bạn cho sương sâm này vào ngăn mát tủ lạnh. Khi dùng múc sương sâm với lượng đủ dùng vào ly thủy tinh, thêm nước đường, đá và thưởng thức. Dùng sương sâm thường xuyên chẳng những giúp giải nhiệt mà còn giúp bạn giảm cân an toàn, hiệu quả đấy.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi lá sương sâm có tác dụng gì để có cách sử dụng chúng hợp lý như một phương thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh tật. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm giải nhiệt lành tính, an toàn nên bạn cũng có thể dùng thường xuyên như một cách giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh.