Giò lụa miền Bắc luôn có hương vị đặc trưng và thơm ngon rất riêng không lẫn đi đâu được. Nếu bạn đã trót thương nhớ món ăn đặc trưng của miền Bắc này thì không thể bỏ qua cách làm giò lụa miền Bắc tại nhà chuẩn hương vị được giới thiệu trong bài để chiêu đãi cả gia đình rồi.
- Bài tập yoga giảm mỡ bụng dưới nhanh trong một nốt nhạc
- Những bài thơ về Tết nguyên đán cho trẻ mầm non mà mẹ nên dạy bé học
Cách làm giò lụa miền Bắc thường đòi hỏi khắt khe từ việc chọn nguyên liệu tới quy trình chế biến cầu kì, cần thận. Mỗi công đoạn đều quan trọng và phải được thực hiện một cách bài bản. Chẳng thế mà món giò chả Ước Lễ làm theo đúng phong cách truyền thống lại được người tiêu dùng trong nước tin tưởng đến thế. Vậy bạn có muốn biết cách làm giò lụa miền Bắc truyền thống sẽ như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách làm giò lụa miền Bắc theo đúng phong cách truyền thống nhé.
Tìm hiểu cách làm giò lụa miền Bắc ngon nhất
Giò lụa là một món ăn khá phổ biến trong đời sống ẩm thực của người Việt Nam. Một món ăn vừa dân dã nhưng cũng không kém phần sang trọng. Món giò lụa này có nguồn gốc ngoài Bắc, khi được phổ biến ở miền Nam thì được gọi với cái tên khác là chả lụa. Qua thời gian, cách làm giò lụa ở mỗi miền mỗi khác, tuy vẫn được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt lợn (thịt heo) giã nhuyễn cùng các loại gia vị. Vì cách làm khác nhau nên hương vị cùng phẩm chất giò lụa cũng khác nhau. Nhưng dù thế nào, cách làm giò lụa miền Bắc vẫn được coi là cách làm giò lụa truyền thống và có hương vị đặc trưng riêng đấy các bạn ạ.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Làm giò thì điều tối quan trọng là thịt làm giò phải ngon. Thịt lợn được chọn làm giò phải là thịt dạng nạc pha mỡ. Theo kinh nghiệm, phần thịt mà 8 phần nạc 2 phần mỡ là tối ưu cho việc làm giò. Thịt để làm giò phải là thịt càng tươi càng tốt. Tốt nhất là thịt mới pha, chưa rửa qua nước.
- Trong giò lụa truyền thống, ít người biết là cần phải có cả thịt gà. Phần thịt gà sẽ giúp giò dai và giòn hơn. Nhớ là chọn phần thịt đỏ (thịt đùi) chứ đừng lấy phần thịt trắng nhé.
- Bột năng hoặc bột mì. Nếu không có thì thay bằng bột ngô cũng được.
- Bột nở
- Nước mắm ngon (tuyệt đối không dùng nước mắm công nghiệp). Loại nước mắm mà độ đạm càng cao, sánh mịn và thơm thì sẽ càng ngon.
- Tiêu trắng (Không nên dùng tiêu đen nhé)
- Đường trắng, muối, cùng các loại gia vị khác
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Cách làm giò lụa miền Bắc truyền thống được làm bằng phương pháp giã thịt. Kĩ thuật giã thịt cũng quyết định một phần vị ngon của giò. Thịt lợn mới pha, chưa rửa qua nước, lọc nhanh phần gân, xơ rồi thái miếng vuông cho vào cối giã. Cách giã thịt truyền thống cũng lắm công. Chày giã thịt sẽ được nhúng qua nước mắm rồi giã thịt để gia vị đều hơn. Các gia vị khác sẽ được thêm dần dần theo đúng bí quyết (chỉ có người làm nghề mới biết), cho tới khi thịt được giã thật nhuyễn. Món giò truyền thống thường được làm theo công thức: đêm mổ lợn, giã giò cả đêm tới gần sáng, luộc giò, sáng ra ăn luôn cho nóng. Không phải nói ngoa, món giò lụa truyền thống mà làm theo công thức trên luôn có độ mềm, dẻo, giòn và dai tuyệt vời. Hương vị cũng vô cùng thơm ngon. Những miếng giò vẫn còn giữ độ liên kết nhất định làm kích thích vị giác của người ăn, ăn một miếng là phải ăn thêm miếng nữa (chưa chắc đã có đâu nhé, 1 mâm cỗ chỉ có 1 đĩa giò, mỗi người chỉ có 1 miếng giò mà thôi).
chọn thịt ngon, có pha lẫn mỡ để làm giò lụa được mềm và thơm. Ảnh: Internet
Nhưng gần đây, khi kĩ thuật phát triển thì việc xay giò đâu đấy đã được chấp nhận trong cách làm giò lụa miền Bắc truyền thống. Tuy vậy, kĩ thuật xay giò cũng đòi hỏi không ít công sức. Đầu tiên là việc xay giò kĩ quá sẽ làm đứt các liên kết trong các thớ thịt. Kế đến là khi máy xay quá nhanh và hơi lâu một chút sẽ làm chín tái giò sống. Mà những điều ấy sẽ làm giò bị nát, thô và mất đi vị ngon vốn có. Có thể khắc phục một phần bằng cách cho đá bào hoặc nước lạnh vào khi xay. Nhưng nước trong giò mà nhiều quá sẽ lại làm giò bị bở, bộp, ăn không ngon. Vậy nên, để làm được khoanh giò ngon không phải là dễ phải không nào.
Bước 3: Gói giò và luộc giò
Bước này có vẻ là bước dễ nhất trong quá trình làm giò. Nhưng trong cách làm giò truyền thống, đây lại là bước quan trọng nhất. Bạn không tin ư, hãy thử tham khảo dưới đây nhé.
Đầu tiên là gói giò. Giò lụa truyền thống bắt buộc phải được gói bằng lá chuối. Chọn lá chuối gói giò cũng khó không khác gì chọn lá dong để gói bánh chưng ngon. Kế đến, gói giò phải được gói bằng tay, không dùng khuôn. Gói giò dùng khuôn rất dễ để lại bóng khí trong giò. Gói giò bằng tay cần phải chặt tay mà vẫn giữ được hình dạng khuôn tròn của cây giò. Hai đầu cây giò cần được buộc chặt và kín, nếu không khi luộc, giò sẽ bị “phòi” ra, trông rất xấu.
Hướng dẫn gói giò lụa miền Bắc bằng tay đơn giản nhất. Ảnh: Internet
Kế đến là luộc giò. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng luộc giò lại là một nghệ thuật trong điều chỉnh nhiệt độ và thời gian. Đầu tiên cần đun lửa thật to để nước sôi. Nhớ là phải đổ ngập nước cây giò nhé. Khi nước sôi lại cần phải để lửa liu riu để giò chín từ từ, không bị nát. Tiếp đến là căn chỉnh thời gian luộc giò sao cho phù hợp. Luộc giò thông thường chỉ mất tầm 1 tiếng. Nhưng nếu luộc sớm một chút cũng sẽ khiến cho giò chín chưa kĩ, không thơm và hơi sượng. Luộc già một tí sẽ khiến cho giò bị nát, bấy, mềm và lạt vị. Quả là khó phải không nào.
Luộc vừa phải để không làm món giò bị mềm và nhạt vị. Ảnh: Internet
Như vậy là bạn đã biết cách làm giò lụa miền Bắc truyền thống như thế nào rồi phải không nào. Để cho ra một miếng giò dai giòn, đậm đà và quyện hương, người thợ làm giò truyền thống cũng phải tốn không ít công sức phải không nào. Một miếng giò truyền thống sẽ thật tuyệt vời khi được dùng trong bữa cơm ngày Tết, được ăn cùng bánh chưng, bánh giày trong ngày Tết 2018 cổ truyền. Chúc các bạn và gia đình có những bữa cơm đầm ấm và vui vẻ trong dịp Tết cổ truyền này.