Nổi tiếng là một món ăn thơm ngon, đậm đà hương vị tết cổ truyền vì thế giò thủ là “đặc sản” không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết của người dân 3 miền. Miếng giò thủ giòn, dai, ngậy nhưng ăn nhiều không hề chán. Để phù hợp với khẩu vị, thì từng vùng miền sẽ có cách làm khác nhau. Trong khuôn khổ của bài viết này thì sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm giò thủ miền nam nhé!
- TOP 6 mẫu áo chuẩn hợp cùng chân váy, đẹp xinh cho các chị em du xuân ngày Tết!
- Quý Mão 2023 là năm con gì? Mệnh gì? Tất tần tật về mệnh Quý Mão 2023 mà bạn cần biết!
Nội dung bài viết
Giò thủ là món ăn truyền thống của người Việt, có nguồn gốc từ miền Bắc và thường được nhiều gia đình dùng trong dịp lễ, Tết. Hương vị món này vừa thơm ngon lại vừa giòn giòn, dai dai, ăn khá lạ miệng. Món này mà ăn kèm với bánh chưng và dưa chua thì đúng chuẩn "một cặp bài trùng". Đã vậy, nguyên liệu và cách làm giò thủ khá đơn giản, chỉ với vài bước là bạn có thể thực hiện được.
Chính vì vậy, để bữa cơm ngày tết thêm phần ấm áp, trọn nghĩa tình thì bạn hãy tự tay chuẩn bị các nguyên liệu để học cách làm giò thủ chuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cùng công thức siêu đơn giản dưới đây nhé! Hãy cùng khám phá ngay thôi nào!
Các bước tiến hành làm giò thủ chuẩn dai ngon, đậm vị tại nhà
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Tai heo: 1 cái.
- Thịt thăn heo: 200g.
- Da heo: 100g.
- Nấm mèo: 200g.
- Nấm đông cô: 60g.
- Nước mắm: 40ml.
- Hạt nêm: 20g.
- Đường kính: 60g.
- Hạt tiêu: 20g.
- Dầu ăn.
Đối với thịt làm giò thủ, bạn nên mua ở những nơi an toàn, đảm bảo chất lượng thực phẩm sạch, được kiểm dịch kĩ càng như trong siêu thị, hay các hệ thống của vinmart, Bmart… là tốt nhất.
Các bước tiến hành làm món giò thủ chuẩn ngon và đơn giản
Bước 1: Chuẩn bị các loại nấm
- Đầu tiên, nấm mèo mua về, bạn đem ngâm với nước lạnh hoặc nước ấm cho nở ra, rồi rửa sạch, cắt bỏ phần chân và tiến hành thái sợi nhỏ ra như hình là được.
- Còn nấm đông cô thì bạn cũng rửa sạch rồi thái nhỏ ra là được nhé.
Bước 2: Chuẩn bị da và thịt heo
- Da heo, thịt heo, tai heo, sơ chế cho sạch sẽ, cạo sạch lông, rồi trụng qua nước sôi khoảng chừng 3 phút.
- Sau đó vớt ra để nguội, rồi thái thành những miếng dài và mỏng.
- Cũng ở công đoạn này, bạn có thể tham khảo 3 cách khử mùi hôi của tai heo, thịt heo siêu hiệu quả dưới đây:
Cách 1: Dùng hỗn hợp chanh và muối chà xát lên bề mặt thịt heo. Sau đó, bạn rửa lại thịt với nước sạch, để cho ráo nước.
Cách 2: Dùng phèn chua pha với nước rồi thả giò, đầu, tai heo vào ngâm từ 5 đến 10 phút. Vớt thịt ra và dùng dao cạo sạch bề mặt thịt là xong.
Cách 3: Dùng bột mì hoặc bột năng chà sát lên bề mặt thịt heo trong khoảng 5 phút. Đến khi xuất hiện bọt thì đem thịt heo đi rửa sạch với nước.
Bước 3: Ướp thịt
Cho hỗn hợp thịt vào bát lớn rồi cho vào đó 40ml nước mắm, hạt tiêu 20 g và đường 60g, hạt nêm. Tiến hành trộn đều cho hỗn hợp ngấm đều gia vị là đạt nhé.
Bước 4: Xào thịt
- Trước tiên, bắc chảo lớn lên bếp, rồi cho dầu ăn và tỏi, hành phi vào phi thơm lên.
- Kế đó, cho thêm thịt vào xào, đảo đều tay, đến khi ra bớt mỡ thì cho nấm vào xào.
- Sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn là có thể tắt bếp rồi đây.
Bước 5: Gói giò
- Trước hết, bạn rửa sạch cái khuôn, sau khi thịt gần nguội thì cho thịt vào khuôn ép thật chặt. Sau khi giò nguội thì đem bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
- Sau từ 6 đến 8 giờ, thịt sẽ đông lại thành từng miếng giò săn chắc, giòn, dai. Bạn tháo giò khỏi khuôn rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại, tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh. Thời gian sử dụng giò thủ tốt nhất là từ 5 đến 7 ngày. Mỗi lần lấy ra ăn thì bạn thái từng khoanh nhỏ, sắp ra đĩa.
- Lúc lấy ra thái bạn thấy các lát thịt kết dính với nhau, mặt cắt mịn. Khi ăn từng miếng giò giòn không ngậy, thơm thì có nghĩa là món ăn đạt chuẩn nhé! Giò khi ăn kèm với dưa món, dưa kiệu hay dưa hành sẽ rất vừa miệng, chuẩn ngon mà không lo ngán cho những bữa ăn ngày Tết nhé!
Bước 6: Cách pha nước chấm cho món giò thủ thêm phần hấp dẫn
Để món giò thủ hấp dẫn hơn, thì bạn nên học cách pha nước chấm của món này, sẽ đậm đà và cảm nhận được vị ngon trong từng sớ thịt.
Nguyên liệu làm nước chấm:
- Nước mắm ngon: 1thìa.
- Đường: 1 thìa.
- Nước lọc: 5 thìa.
- Chanh, tỏi, ớt, tiêu.
Cách pha nước chấm:
- Bước 1: Bóc vỏ tỏi, ớt thái bỏ hạt sau đó rửa sạch và băm cho thật nhuyễn.
- Bước 2: Pha theo tỷ lệ mắm, đường, và nước lọc theo tỷ lệ 1:1:5, tiếp đó cho thêm chanh, tỏi, ớt, đã băm nhuyễn, cũng có thể thêm chút tiêu để dậy hơn mùi vị. Nếu bạn thích ăn cay thì có thể cho nhiều ớt một chút.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách làm giò thủ chuẩn dai ngon, đậm vị và siêu đơn giản tại nhà. Hy vọng với những thông tin trên, các chị em đã học được cách làm giò thủ chuẩn ngon, hấp dẫn cho những bữa ăn ngày Tết thêm phong phú nhé! Chúc các chị em trổ tài chiêu đãi người thân và bạn bè thành công nhé!