Bên cạnh những món ăn đậm chất khuôn mẫu truyền thống, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng thú vị trong mâm cơm cúng ngày Tết. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu những món ăn ngày tết miền nam mang đậm tính ẩm thực riêng của nơi đây nhất và tìm thêm ý tưởng để làm mới thêm thực đơn ngày Tết thú vị hơn nào.
- Sưởi ấm dạ dày ngay với thực đơn ngày mưa đỉnh như nhà hàng
- Sử dụng ngay 7 món ăn tốt cho tim mạch để sống khỏe mỗi ngày
Bánh tét
Bánh tét là món ăn chắc chắn sẽ xuất hiện trong những mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam. Tương tự như bánh chưng ở miền Bắc, đây là một món ăn ngày tết miền nam đã đi vào phía cạnh truyền thống và bắt buộc phải có nên cứ mỗi dịp Tết đến. Nói về mùi vị của bánh Tét, chúng rất đa dạng vì nguyên liệu để làm nên loại bánh này vốn đã phong phú hơn bánh chưng. Người ta có thể làm bánh tét gạo lứt, bánh tét cốm non, bánh tét chay, bánh tét mặn,…vì vậy có rất nhiều loại mùi vị mà bánh Tét mang lại, tùy theo khẩu vị và điều kiện của mỗi hộ gia đình.
Tương tự như bánh chưng, bánh Tét sẽ được ninh trong nhiều giờ đồng hồ tới khi các nguyên liệu mềm và phần vỏ bánh rền lại thì mới được vớt ra. Bánh có đặc điểm dẻo và hơi dính, nhưng vì đã ninh nhiều giờ đồng hồ nên sẽ không bị dai mà trẻ nên mềm dẻo rất dễ ăn.
Diện mạo bên ngoài của bánh Tét cũng được gói lại bằng lá và dây lạc quấn xung quanh. Lá có thể chọn nhiều loại khác nhau nhưng đa số là lá rong đã cắt mỏng phần sống. Khi gói người ta sẽ xếp đều phần lá sao cho thật kín để đổ các nguyên liệu vào trong. Tiếp theo, người ta cho một lớp gạo làm vỏ, dàn thật đều rồi cho các nguyên liệu làm nhân vào trong. Kế đó lại tiếp tục phủ một lớp gạo làm vỏ khác để che phủ phần nhân. Khi đã được rồi khi cần thận gói lại thành hình trụ, buộc chặt bởi các lớp dây lạc để cố định rồi cho vào nồi luộc.
Khác với bánh chưng, bánh tét chỉ được gói dạng hình trụ chứ không có dạng hình vuông. Điều này không làm giảm độ ngon hay đẹp mắt của bánh tét đi chút nào. Thực tế thì việc đa dạng trong mùi vị và nguyên liệu khiến bánh Tét luôn thú vị và hấp dẫn mỗi dịp xuân về.
Gỏi gà xé phay
Nếu như thịt gà luộc, thịt gà xào đã rất truyền thống và quen thuộc thì ở những địa phương miền nam, người ta thường chế biến món gỏi gà xé phay để khiến mâm cơm thêm phần phong phú và độc đáo. Không nhất thiết phải theo khuôn mẫu gà luộc cả con, bạn hoàn toàn có thể thử món gỏi gà xé phay vừa miệng và ngon mắt này.
Những bước chế biến của chúng cũng không quá phức tạp, bạn chỉ cần xé nhỏ sợi thịt gà luộc, các nguyên liệu khác như hành tây, cà rốt thì cắt thành sợi, kết hợp thêm rau giá, dưa chuột hoặc dứa vào. Tiếp theo đem bóp những nguyên liệu trên với gia vị, giấm, một chút sốt chua cay hoặc những loại sốt theo sở thích của bạn. Tới khi các nguyên liệu đã đủ ngấm gia vị thì có thể cho ra đĩa và bày lên mâm rồi.
Dưa giá
Bên cạnh dưa hành thì ở mâm cơm miền Nam còn xuất hiện thêm món dưa giá rất lạ miệng lạ kích thích vị giác. Món dưa giá thường xua tan đi cảm giác ngấy dầu mỡ hay những món thịt khi phải ăn quá nhiều đồ ăn dịp năm mới. Nên chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm mâm cơm thêm hấp dẫn và đầy đủ.
Làm dưa giá cũng không quá phức tạp, những công đoạn cũng không khác biệt với việc chế biến dưa hành là mấy. Mấu chốt của món dưa ngon là việc căn chỉnh thời gian và lựa chọn rau giá có chất lượng. Nên đừng bỏ qua món ăn này trong những dịp Tết đến xuân về nhé.
Lạp xưởng
Ở miền Bắc và miền Trung, người ta ít làm lạp xưởng vào Tết như miền Nam, chỉ có một vài địa phương nhất định có phong tục này. Thay vào đó họ thường sử dụng chả giò thịt hay món nấu đông để bày biện cho mâm cơm ngày Tết. Lạp xưởng được coi là một đặc trưng rất rõ nét của dịp Tết miền Nam. Mỗi dịp Tết về, bên cạnh việc chuẩn bị đồ gói bánh tét, làm dưa chua, nấu món ăn ngày tết miền nam, họ sẽ làm lạp xưởng để kịp đón mừng năm mới.
Có rất nhiều loại lạp xưởng khác nhau được lựa chọn trong dịp lễ lớn này, chẳng hạn như lạp xưởng thịt, tôm, cá, bò,…Đồng thời món ăn này cũng có nhiều cách chế biến khác nhau, từ chiên rán, nướng luộc tới hấp cách thủy. Tất cả đều khiến mâm cơm ngày Tết thêm ấn tượng và đậm đà tính ẩm thực quê hương.
Canh măng
Bên cạnh những món thịt, món rau thì những bát canh măng hấp dẫn là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết miền Nam. Canh măng có thể là măng thuần hoặc nấu cùng thịt vịt, thịt gà, các loại thịt đỏ,…Món ăn này cũng rất dễ làm và cứu nguy rất tốt khi bạn đã bị ngấy những món thịt hay đồ nếp.
Để làm canh măng, bạn hãy tìm mua loại măng khô đảm bảo chất lượng và vệ sinh. Sau đó làm sạch với nước rồi cắt thành miếng vừa ăn. Tiếp đó cho những loại thịt nấu cùng măng vào nồi xào qua với dầu ăn trước. Nêm gia vị vào thịt, khi đã xào thịt chín thì cho thêm nước vào ninh mềm thịt. Cho thêm gia vị để vừa canh, tới khi nước dùng này đã thấm đủ vị ngọt thị và gia vị thì cho măng vào, tiếp tục ninh tới khi măng mềm thì tắt bếp và múc ra bát.
Chỉ với những bước đơn giản như vậy bát canh măng thơm ngon đã được góp mặt trong mâm cơm Tết của người miền Nam. Đây là một món ăn vừa giàu giá trị dinh dưỡng, vừa làm phong phú thêm mùi vị tuyệt vời của bữa cơm ngày Tết.
Gỏi cuốn
Mâm cỗ ngày Tết ở cả miền Nam, Bắc hay Trung đều có món cuốn, tuy nhiên có một sự khác biệt nhẹ trong cách chế biến món cuốn ở các địa phương trên khắp đất nước. Nếu như ở miền bắc người ta sẽ cuốn tôm, thịt luộc, giò thịt, trứng và một vài loại rau sống bằng một cọng hành dài được trần qua nước sôi; thì tại các địa phương miền nam, các nguyên liệu này được cuốn trong một lớp bánh tráng mỏng.
Khi thưởng thức, tất cả đều sẽ chấm phần cuốn này với nước mắm được pha chế chua ngọt hoặc theo sở thích riêng. Món ăn này sẽ giúp giảm đi những cơn ngấy dầu mỡ và đồ ăn ngày Tết rất hiệu quả. Nên có thể coi đây là một lựa chọn rất đáng ưu tiên dỗi khi dịp Tết đến xuân về.
>>> Xem thêm:
- 5 món ăn ngày tết miền trung không thể thiếu
- Món ăn ngày Tết bà bầu cần tránh để không gây hại cho thai nhi
Thịt kho hột vịt nước dừa
Ở những mâm cỗ ngày Tết miền Nam, món thịt kho nước dừa dường như là một món ăn quen thuộc. Mỗi dịp Tết về người dân miền Nam thường kho một nồi thịt nước dừa kèm hột vịt thơm ngon nóng hổi để ăn kèm cơm. Món ăn này vừa tạo cảm giác ngon miệng, vừa khiến bát cơm trắng dung dị bỗng trở thêm đậm đà đặc biệt.
Thịt kho hột vịt nước dừa vốn là một món ăn bình dân có thể nấu mỗi ngày, nhưng khi xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết nó vẫn rất hấp dẫn nếu được so với những món ăn khác. Có thể vì đây là mùi vị của gia đình và quê hương nên nó luôn tạo ra một cảm giác ấm áp thân quen khi thưởng thức.
Khi chế biến, bạn có thể chọn thịt lợn hoặc thịt bò, ưu tiên mua phần thịt ba chỉ để món ăn không bị khô quá. Sau đó rửa sạch và cắt thành miếng dày khoảng 1cm. Bạn hãy luộc chín hột vịt trước khi nấu chung với thịt nhé.
Khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu thì bắc nồi lên bếp, thắng nước hàng tới khi có màu nâu vàng đẹp mắt thì cho thịt vào, nêm nếm các gia vị cần thiết, cho khoảng vài muỗng nước dừa cho dậy mùi rồi vặn lửa nhỏ ninh từ từ. Cho thêm một chút nước để món ăn không bị cháy xém phần đáy. Khi thịt đã gần chín thì cho trứng vào, nếu cho quá sớm trứng có thể bị nát và khiến món ăn dễ bị tanh. Ninh tới khi thịt đủ mềm thì tắt bếp và múc ra đĩa, tới đây món ăn đã sẵn sàng để cho lên mâm cỗ Tết rồi.
Trên đây là 7 món ăn ngày tết miền nam mang đậm đặc trưng riêng biệt nhất. Hy vọng sau khi biết về các món ăn truyền thống ngày tết miền nam này bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và ý tưởng hấp dẫn cho ngày Tết của gia đình mình. Chúc bạn có một dịp Tết vui vẻ và năm mới thật an lành!