Theo Bộ Y tế, việc triển khai tiêm vaccine phòng ngừa còn chậm nên nguy cơ cao sử dụng không hết và việc phân bổ vaccine luôn được cân nhắc, tổng hợp và cung ứng kịp thời.
- Bộ Y tế hướng dẫn điều trị F0 mắc COVID-19 tại nhà: Lưu ý cho trẻ dưới 5 tuổi, từ 5-16 tuổi và trên 16 tuổi
- Hy hữu: Bệnh nhân đứt động mạch chân được tái tạo, phục hồi thành công
Cụ thể, Bộ Y tế cho hay, số vaccine AstraZeneca hiện còn tại các tuyến là khoảng 300.000 liều. Tốc độ sử dụng vaccine AstraZeneca trong 8 ngày đầu tháng 4 chậm, dẫn tới nguy cơ cao không sử dụng hết vaccine. Trước đó, trong tháng 2 Viện đã phân bổ vaccine phòng Covid-19 đợt 186. Theo đó phân bổ hơn 800.000 liều vaccine AstraZeneca có hạn sử dụng ngày 9-11/7 cho 63 tỉnh/ thành phố để triển khai tiêm chủng mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.
Đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 266 triệu liều vaccine Covid-19, trong đó hơn 50 triệu người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm liều nhắc lại (mũi 3), đạt tỷ lệ 81%. Tuy nhiên, tỷ lệ này không đồng đều trên cả nước và vẫn có nhiều địa phương đạt thấp dưới 80%. Số vaccine AstraZeneca hiện còn tại các tuyến (chưa bao gồm 204.400 liều dự trữ tuyến quốc gia) là khoảng 300.000 liều. Tốc độ sử dụng vaccine AstraZeneca trong 8 ngày đầu tháng 4 chậm với trung bình khoảng 1.040 mũi/ngày, dẫn tới nguy cơ cao không sử dụng hết vaccine.
Để tăng độ bao phủ và sử dụng hiệu quả vaccine phòng Covid-19 AstraZeneca, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường công tác triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là tiêm liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên tại các địa phương chưa đạt tỷ lệ mục tiêu tối thiểu là 80%. Đồng thời sử dụng hiệu quả số vaccine AstraZeneca đã phân bổ. GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết thêm trên Dân Trí, thực tế số lượng vaccine hiện nay dựa trên nhu cầu đề xuất của các địa phương. Vì thế nơi nào có đề xuất, Bộ Y tế sẽ tham mưu để làm cân đối đầy đủ. Chúng ta căn cứ trên bối cảnh từng đặc điểm dịch tễ để tiêm phòng cho người dân.
Trước đó, trả lời trong một cuộc họp báo ngày 17-3, quan chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tin rằng COVID-19 sẽ thành một bệnh như cúm mùa trong năm nay, nghĩa là nó vẫn lây nhiễm, vẫn giết người nhưng không còn là mối đe dọa và gây xáo trộn xã hội. Hiện nay, số người chết vì COVID-19 đã thấp hơn nhiều. Đồng thời, quan chức WHO cũng cho biết có thể sớm dỡ bỏ "tình trạng khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu với COVID-19 "vào một thời điểm nào đó trong năm 2023".
Mới đây, chia sẻ thông tin về diễn biến của dịch COVID-19, GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cũng thông tin trên Báo Người Lao Động, đến nay có nhiều ý kiến trái chiều về việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu với COVID-19.
Theo GS Lân, trong cuộc họp vào tháng 1 vừa qua, WHO xác định tiếp tục nghiên cứu giai đoạn chuyển đổi trong khi các biện pháp chống dịch của các nước chưa đầy đủ để tránh rủi ro. Từ tháng 1 đến nay, số mắc, tử vong do COVID-19 trên thế giới giảm nhiều. Hy vọng tháng 5 tới WHO họp và sẽ có quyết định đầy đủ.
Đánh giá chung diễn biến dịch COVID-19 hiện nay, đại diện Bộ Y tế cho nhận định dịch COVID-19 tại Việt Nam có thể gia tăng trong thời gian tới nhưng dịch vẫn đang được kiểm soát.
"Dịch có thể đi theo kịch bản dù có các biến thể phụ nhưng vẫn ổn định, tiến tới có thể trở thành bệnh có thể mắc, có thể nhập viện, có thể tử vong đặc biệt trên đối tượng nguy cơ cao nhưng nó sẽ không làm xáo trộn xã hội. Lúc đó nó trở thành coi như bệnh thông thường"- GS Phan Trọng Lân nói.