Sau khi sử dụng loại lá cây rừng (chưa rõ tên) người phụ nữ rơi vào nguy kịch, phù chân, khó thở, vật vã.
- Nuốt phải cây tăm trong lúc ăn mực, cụ ông nhập viện khẩn cấp
- Hy hữu: Mổ bắt con cho sản phụ, bé nặng 5,4kg, tuy nhiên có một vấn đề mà các phụ huynh ít để ý
Theo thông tin từ Báo Sức khỏe và đời sống, bệnh nhân là G.T.S (nữ, 23 tuổi) đang mang thai ở tuần thứ 37, dân tộc H'Mông ở xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải. Qua khai thác tiền sử được biết, bệnh nhân ho nhiều khoảng một tuần, được người nhà cho uống nhiều loại thuốc lá cây rừng, sau bị phù chân kèm khó thở nhiều.
Bệnh nhân được người nhà đưa đến Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải điều trị, sau 2 ngày không đỡ được chuyển xuống điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.
Lúc vào viện bệnh nhân tỉnh táo, kích thích vật vã, thở nhanh, nông. Mạch 110 lần/ph, huyết áp 120/70 mmHg, tiểu vàng trong, tim thai dương tính.Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm, kết quả cho thấy, tình trạng toan chuyển hóa nặng có tăng khoảng trống Anion. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và nhận định kịp thời tình trạng của bệnh nhân, đang trong giai đoạn toan chuyển hóa nặng tăng khoảng chống Anion, nghi do ngộ độc lá cây rừng (không rõ loại).
Cũng theo VietNamNet, bệnh nhân được kịp thời lọc máu liên tục cấp cứu ngay trong đêm tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Sau 3 lần lọc máu, tình trạng toan chuyển hóa của bệnh nhân cải thiện dần.
Đến ngày thứ 12, bệnh nhân đột ngột rơi vào tình trạng suy hô hấp do viêm phổi nặng, gia đình xin cho bệnh nhân về, nhưng các y, bác sĩ động viên, một lần nữa bệnh nhân vượt qua “cửa tử”. Sau 25 ngày điều trị và chăm sóc tích cực, bệnh nhân được ra viện.
Ngộ độc thuốc có thể xảy ra với tân dược (thuốc tây) hay đông dược (thuốc Nam). Bác sĩ khuyên trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là những bệnh lý mạn tính, bệnh có nguy cơ cao, người dân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.