Vừa qua, Bệnh viện Nhi Đồng TP. HCM vừa tiếp nhận một ca tay chân miệng nặng. Theo đó, bệnh nhi có nổi nốt hồng ban nhỏ, kèm theo những dấu hiệu bứt rứt lơ mơ, giật mình khi ngủ, yếu hai chân, khó thở…
- Bắt đôi nam nữ liên quan vụ tạt axit vào người phụ nữ ở Nghệ An, nghi do ghen tuông tình ái
- Bình Định: ‘Yêu râu xanh’ xâm hại con gái bạn nhậu
Bệnh viện Nhi Đồng TP. HCM đang nhận trọng trách cao cả đối với sức khoẻ của các bệnh nhi tay chân miệng đang tăng lên từng ngày về lượng tại khoa Nhiễm (hơn 40 bé tay chân miệng các cấp độ), và nặng nề cả về các biến chứng thần kinh tim mạch nguy hiểm của bệnh, đúng như dự đoán của các chuyên gia và từ chúng tôi từ đầu tháng 4.
Bé gái T.V.M.N. mới 6 tháng tuổi, bệnh 4 ngày hành sốt và ói liên tục, quẩn quanh mãi khắp nơi không ra bệnh. Cho đến khi khăn gói từ quê nhà Đồng Tháp lên khám và nhập Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, bệnh trở nặng nhanh một cách choáng ngợp, mạch đập nhanh dồn dập trên 200 lần mỗi phút, bé bứt rứt lơ mơ, các bác sĩ phát hiện nốt hồng ban nhỏ đơn độc tại ngón chân trẻ, mẹ cũng hốt hoảng nhớ lại bé có giật mình khi ngủ và yếu hai chân. Nhanh chóng nghĩ ngay tay chân miệng độ nặng nhất, các y bác sĩ khẩn trương đặt ống thở hỗ trợ thở máy, bé đã có dấu hiệu trào bọt hồng, huyết áp cao và phù phổi, chủ động xét nghiệm dịch phết họng và phết trực tràng của trẻ ra tác nhân Virus EV71, một chủng dễ chuyển nặng và gây viêm não của Bệnh Tay Chân Miệng.
BS CK2 Lê Vũ Phượng Thy, trưởng khoa Hồi Sức Tích Cực - Chống Độc huy động ekip trực nhanh chóng sử dụng Huyết thanh miễn dịch tiêm mạch, khẩn trương thiết lập đường truyền trung tâm, tiến hành lọc máu khẩn trong ngày, lọc bớt độc chất và giảm gánh cho quả tim cũng đang tổn thương dần vì đập quá nhanh. Rất may sau khi áp dụng các biện pháp tích cực, chỉ sau hai ngày, con đáp ứng tuyệt vời, mạch giảm còn 140 lần mỗi phút, men tim hồi phục, tỉnh táo dần và sẽ được theo dõi sát tiến trình hồi phục những ngày sắp tới.
Đêm ngày tĩnh lặng tại khoa ICU vắng bóng hình và tiếng cười nói từ thân nhân của các trẻ bệnh nặng phải cách ly. Đâu đó vẫn nhộn nhịp liên tục tiếng báo động từ máy monitor, máy lọc máu, máy bơm tiêm truyền thuốc và tiếng í ới gọi nhau các y lệnh cấp cứu hồi sức từ các cô bác mỗi khi có bé trở nặng. Được biết, tay chân miệng đã thật sự vào mùa, và lại chưa có vắc xin phòng bệnh, nên các biện pháp phòng bệnh tại nhà và nhà trẻ, cũng như cách theo dõi sát các dấu hiệu bệnh nặng tại nhà, tái khám thường xuyên khi trẻ vô tình mắc là hết sức quan trọng trong khoảng thời gian khó khăn này.