Trong 1 tháng, toàn quốc ghi nhận 45 ca tử vong do bệnh dại, có nên tiêm vắc xin dự phòng?

Tin y tế 08/08/2023 06:30

Thời gian gần đây, tại gần 125 trung tâm tiêm chủng trực thuộc trên toàn quốc đã ghi nhận số người dân đến tiêm vắc xin dại tăng cao; cao nhất là ở miền Tây Nam Bộ (tăng gần 600% so với 2 tuần trước).

Theo thông tin từ báo Hà Nội Mới, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, trong 7 tháng của năm 2023, toàn quốc đã ghi nhận 45 trường hợp tử vong do bệnh dại, trong đó miền Bắc có 20 ca, miền Nam 9 ca, miền Trung 5 ca và khu vực Tây Nguyên 11 ca.

Trước thực tế đó, nhiều người dân đã chủ động tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại.

Theo thông tin từ Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC vào chiều 7-8, thời gian gần đây, tại gần 125 trung tâm tiêm chủng trực thuộc trên toàn quốc đã ghi nhận số người dân đến tiêm vắc xin dại tăng cao; cao nhất là ở miền Tây Nam Bộ (tăng gần 600% so với 2 tuần trước).

Đặc biệt, có nhiều người nuôi thú cưng, cứu hộ động vật, bác sĩ thú y, du học sinh đến tiêm dự phòng dại trước khi bị chó mèo cắn, cào để bảo vệ sức khỏe.

Trong 1 tháng, toàn quốc ghi nhận 45 ca tử vong do bệnh dại, có nên tiêm vắc xin dự phòng? - Ảnh 1
Ảnh minh họa: VietNamNet

Dẫn tin từ báo Đầu Tư, bệnh dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi phát bệnh, người đã bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lơ là, chưa hiểu rõ về bệnh dại nên rất chủ quan hoặc điều trị sai cách gây nguy hiểm đến mạng.

Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền virus dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo).  

Nguyên nhân gây ra bệnh dại là do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. 

Trong 1 tháng, toàn quốc ghi nhận 45 ca tử vong do bệnh dại, có nên tiêm vắc xin dự phòng? - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Báo Đầu Tư

Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn, liếm. Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên thông thường là động vật có máu nóng, đặc biệt là chó. Ngoài ra, virus dại cũng được phát hiện ở mèo, chồn, dơi và các động vật có vú khác.

Ngay khi vào cơ thể, virus dại xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, chạy dọc theo các dây thần kinh đến tủy sống và não bộ. 

Mỗi ngày, virus dại di chuyển được “đoạn đường” từ 12-24 mm. Ngay khi virus đến não bộ, người bệnh mới thật sự có những dấu hiệu lâm sàng rõ ràng.

Thời gian ủ bệnh dại có thể dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm, phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương… 

Vết thương càng ở gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, ngón tay, cơ quan sinh dục ngoài…, thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Cảnh báo nguy hiểm sốt xuất huyết Dengue do bệnh nhân tự điều trị tại nhà

Sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm khi số lượng bệnh nhân có xu hướng gia tăng. Đáng lưu ý, phần lớn các trường hợp bệnh diễn tiến nặng do người bệnh chủ quan, tự điều trị tại nhà.

TIN MỚI NHẤT