Chiều 15/6, UBND TP.HCM tổ chức họp báo và có những thông báo mới nhất về chùm ca ngộ độc botulinum ở Thủ Đức.
- Xe du lịch chở khách nước ngoài lao thẳng xuống chân đồi ở Phú Thọ, nhiều hành khách bị thương
- Khởi tố 2 nghi phạm khống chế cướp tài sản, cưỡng bức cô gái 21 tuổi ở Long An
Theo thông tin từ báo Pháp Luật TP.HCM, chiều 15/6, UBND TP.HCM tổ chức họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Phó trưởng phòng y tế TP Thủ Đức, ông Nguyễn Văn Khuôn đã thông tin đến báo chí về kết quả điều tra, xử lý ngộ độc nghi do độc tố Clostridium Botulinum từ các vụ việc ghi nhận tại địa phương.
Từ thông tin phản ánh của báo chí, UBND TP Thủ Đức tiếp nhận thông tin các trường hợp ngộ độc thực phẩm nghi do độc tố Clostridium Botulinum.
Theo đó, tổng số người ngộ độc thực phẩm là bảy, ngụ tại các phường Long Thạnh Mỹ, Thạnh Mỹ Lợi và Cát Lái. Trong đó có một người tử vong là ông Phan Văn Hưng, (SN 1978).
Trường hợp đầu tiên có ba ca ngộ độc, ngụ phường Long Thạnh Mỹ. Ba người này đã mua giò chả để ăn kèm với bánh mì. Đến hôm sau thì bị ngộ độc. Một trường hợp khác là ông Phan Văn Hưng, ăn bún mắm do vợ nấu, trong 4 người ăn thì chỉ có ông bị ngộ độc và tử vong.
Dẫn theo thông tin từ báo Thanh Niên, trường hợp thứ 3 là 2 thanh niên làm nghề vá xe ở dọc quốc lộ, cơ quan chức năng rất vất vả để tìm địa chỉ. "Hai người này mua cây giò chả 30.000 đồng về ăn với 2 bánh mì. Ăn xong đến hôm sau, người anh thấy người em bị mệt nên đưa vào bệnh viện, đến chiều thì người anh nhập viện luôn", ông Khuôn nói.
Thông tin kết quả điều tra, Trưởng phòng Y tế TP.Thủ Đức cho biết, các lực lượng cảnh sát môi trường, cảnh sát kinh tế, ban quản lý an toàn thực phẩm cùng vào cuộc xác minh. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm đều âm tính và không tìm được mối liên quan giữa các vụ ngộ độc thực phẩm này.
"Xu hướng chung là do giò chả, bánh mì và bún mắm không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm", Trưởng phòng Y tế TP.Thủ Đức nhận định nguồn gốc thức ăn không đảm bảo vệ sinh dẫn đến 3 vụ botulinum.topic'>ngộ độc botulinum.
Theo thông tin từ báo Dân Việt, ngay sau khi xảy ra các chùm ca ngộ độc botulinum, các cơ quan chức năng của TP.Thủ Đức đã khẩn trương truy gốc, truy vết ngược nguồn gốc thực phẩm. Tuy nhiên, ông Khuôn cho biết, công tác này rất khó khăn.
Các ca ngộ độc xảy ra sau khi ăn 12-24 tiếng nên không còn mẫu thực phẩm để xét nghiệm. Các cơ quan chức năng truy xuất người bán, tìm được 2 cơ sở sản xuất giò chả không phép, không chứng nhận an toàn thực phẩm, đã yêu cầu 2 cơ sở này ngừng hoạt động, niêm phong 4 tủ thực phẩm, lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, các mẫu này đều âm tính độc tố botulinum.
Ông Khuôn cho biết, TP.Thủ Đức cũng đã đồng loạt kiểm tra các cơ sở sản xuất giò chả, thực phẩm trên địa bàn. Sau khi có kết quả điều tra, cơ quan chức năng sẽ xử phạt hành chính các cơ sở vi phạm.