Trẻ nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng cẳng chân, vùng trán và chảy máu vùng mặt. Bác sĩ cho hay, mắt trái của bé mất chức năng, không thể giữ lại.
- Bị ong đốt vào đầu và lưng, một người đột quỵ, suýt tử vong
- Thiếu niên 15 tuổi tá hỏa vì bị mắc kẹt món 'đồ chơi' người lớn ở nơi không ngờ, phải đến bệnh viện kiểm tra
Cụ thể, theo thông tin từ Báo VnExpress, ngày 21/5, gia đình cho biết bé ở nhà chơi đùa với bạn, không may trượt chân ngã từ tầng hai, cao khoảng 4 m. Trẻ nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng cẳng chân, vùng trán và chảy máu vùng mặt.
Các bác sĩ đã hội chẩn liên khoa gồm Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, khoa Răng hàm mặt và khoa Mắt, xác định trẻ có vết thương phức tạp vùng hàm mặt, tổn thương mạch máu, vỡ nhãn cầu trái, vỡ xương thái dương trái, chỉ định phẫu thuật khẩn cấp.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Chuyên, Trưởng khoa Răng hàm mặt, cho biết thêm trên VnExpresss: Trẻ bị thương nặng nề, được cắt lọc và tạo hình lại vết thương vùng hàm mặt. Tuy nhiên, mắt trái chấn thương vỡ nhãn cầu, mất chức năng, không thể giữ lại.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo nhưng có biểu hiện đau đầu, tiếp tục theo dõi chấn thương sọ não.
Theo thông tin từ Báo Thanh Niên, vào tháng 3/2023 từng xảy ra vụ việc đau lòng tương tự.
Một bé gái 11 tháng tuổi tại Quảng Ninh trong khi chơi ở nhà không may bị ngã đập đầu xuống nền cứng, dẫn tới chấn thương sọ não.
Theo thông tin từ gia đình bệnh nhân, trong lúc chơi ở nhà, bé C. không may bị ngã đập đầu xuống nền cứng. Sau khi bị ngã, bé gái vẫn tỉnh táo nhưng vùng đầu sưng nề, nôn mửa, quấy khóc nhiều. Ngay lập tức, gia đình đã chuyển cháu bé đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cấp cứu.
Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô, tư thế ngã đập đầu xuống đất là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chấn thương nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong ở trẻ.
Tư thế này dẫn đến chảy máu, bầm tím, chấn thương sọ não. Bộ não là trung tâm điều khiển cho mọi chức năng của cơ thể kể cả những hoạt động có ý thức (đi và nói chuyện) và những hoạt động vô thức (hô hấp, nhịp tim..).
Đồng thời bộ não cũng điều khiển suy nghĩ, nhận thức, lời nói và cảm xúc. Tình trạng tổn thương tới bộ não, dù do chấn thương đầu nghiêm trọng hay chấn thương gần đầu không để lại vết nứt hoặc xuyên thủng cũng có thể phá vỡ một số hoặc tất cả những chức năng này.
Tổn thương não có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và suốt đời đối với những chức năng của thể xác và tinh thần, bao gồm mất ý thức, trí nhớ và/hoặc tính cách thay đổi và bị liệt một phần hoặc liệt toàn thân.
Rơi ngã xuống các bề mặt như bê tông, gạch men, lớp đất cứng sẽ gây nguy hiểm nhiều hơn cho bé so với các bề mặt mềm. Trong quá trình tiếp đất chạm vào các vật dụng như đồ đạc góc cạnh, mặt kính sắc nhọn có thể gây thương tích nghiêm trọng.
Khi trẻ bị rơi ngã điều quan trọng là các gia đình cần theo dõi các triệu chứng của chấn thương sọ não ở trẻ, bao gồm cả chấn động não, thường xuất hiện trong vòng 24 - 48 giờ sau ngã để có các biện pháp xử trí kịp thời.
Biện pháp tốt nhất là kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện nơi gần nhất để cấp cứu, theo dõi các dấu hiệu của chấn thương đầu nghiêm trọng của trẻ như chảy máu không kiểm soát được từ vết cắt, vết lõm hoặc chỗ phồng mềm trên hộp sọ, bầm tím hoặc sưng tấy quá mức, nôn nhiều hơn một lần, buồn ngủ bất thường và/hoặc khó tỉnh táo, mất ý thức hoặc không phản ứng với giọng nói, xúc giác, máu hoặc dịch nhầy chảy ra từ mũi hoặc tai, khó thở... và liên lạc cho bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn.
Bác sĩ khuyến cáo gia đình cần có sự giám sát chặt với trẻ, tạo môi trường vui chơi an toàn để hạn chế tối đa nguy cơ tai nạn, tránh những tổn thương đáng tiếc. Khi trẻ gặp tai nạn cần đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.