Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội vừa tiếp nhận bệnh nhân tắc động mạch mắt sau khi tiêm filler làm đẹp. Câu hỏi mà nhiều người băn khoăn là tại sao tiêm filler thẩm mỹ ở vùng da mặt rất nông với mũi kim nhỏ xíu lại có thể gây mù mắt?
- Hy hữu: Gấp rút cấp cứu thai nhi ngôi ngược 3 vòng dây rốn quấn cổ
- Đắk Lắk: Liên tục ghi nhận ca bệnh nhiễm liên cầu lợn gây viêm màng não mủ
Theo thông tin báo Sức khỏe và Đời Sống, bệnh nhân là một cô gái trẻ (25 tuổi), sau tiêm filler xong mắt bên trái tự nhiên không nhìn thấy gì nên được người nhà đưa vào cấp cứu tại bệnh viện sau đó chuyển lên phòng can thiệp chụp mạch máu não thì các bác sĩ phát hiện tắc động mạch mắt. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp mà thời gian gần đây khá nhiều trường hợp bị mù mắt sau tiêm filler.
Giải đáp về vấn đề tiêm filler thẩm mỹ ở vùng da mặt rất nông với mũi kim nhỏ xíu lại có thể gây mù mắt?, TS.BS. Nguyễn Ngọc Cương- Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Can thiệp Điện quang- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, dưới góc độ giải phẫu mạch máu, tiêm filler có thể gây mù mắt do tắc động mạch trung tâm võng mạc (Retina artery occlusion – RAO). Động mạch võng mạc là một nhánh của động mạch mắt, tách từ động mạch cảnh ở trong não.
Hoa mắt, chóng mặt, đầu đau dữ dội sau tiêm
Theo thông tin của báo Dân Trí, đa phần các trường hợp gặp biến chứng khi tiêm filler đều do thực hiện ở các cơ sở không phép; người thực hiện không phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, không được đào tạo về tạo hình - thẩm mỹ hoặc da liễu, không được đào tạo một cách bài bản về filler.
Điều này rất nguy hiểm, vì tiêm filler là một thủ thuật ngoại khoa, cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có chứng chỉ hành nghề.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng Khoa phẫu thuật hàm mặt tạo hình và thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức cảnh báo, thời gian gần đây, biến chứng làm đẹp tăng mạnh, hầu hết liên quan đến việc người dân thực hiện các thủ thuật tiêm filler, tiêm giảm béo, hút mỡ, cắt mí, nâng mũi ở các cơ sở y tế không phép.
Trong đó, PGS Hà đánh giá, biến chứng tiêm filler vô cùng nguy hiểm bởi người ta nghĩ nó là thủ thuật đơn giản, thực hiện nhiều, ai cũng có thể tiêm được.
Nhưng di chứng, hậu quả để lại thì rất nặng nề: mù mắt, tắc mạch máu não gây đột quỵ. "Khi mù mắt đã qua thời gian vàng can thiệp thì họ phải chịu di chứng suốt đời, không có cơ hội nhìn thấy ánh sáng", PGS Hà nói.
Chuyên gia này thông tin, các bác sĩ đã gặp những ca biến chứng trầm trọng khi bệnh nhân chỉ tiêm khoảng 100cc chất filler vào mông. Việc thực hiện tiêm không đảm bảo vô trùng gây nhiễm tử, hoại tử mông, bác sĩ phải điều trị cắt hoại tử, kháng sinh hàng năm trời vẫn không hết.
Phòng tránh nguy cơ biến chứng sau tiêm filler chị em cần lưu ý
TS.BS. Nguyễn Ngọc Cương- Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Can thiệp Điện quang- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, để xuất hiện tai biến mù mắt hoặc đột quỵ não cần đủ cả hai yếu tố:
-Yếu tố 1. Cơ địa của người có vòng nối động mạch mắt – cảnh ngoài.
-Yếu tố 2. Kim tiêm phải chọc vào động mạch có vòng nối.
Ngoài ra còn có yếu tố phụ khác như: lực bơm đủ mạnh, thể tích chất filler đủ nhiều…
Ngoài ra, điều quan trọng nữa là nhân viên tiêm filler phải được đào tạo, hiểu được vùng giải phẫu nào nguy hiểm, quá trình bơm chậm, áp lực thấp… có thể tránh được biến chứng nguy hiểm trên.
Tóm lại: Tiêm filler là tiêm một chất làm đầy các hố trũng, các rãnh và nếp nhăn, giúp cho khuôn mặt trở nên đầy đặn, trơn láng mịn màng. Chất để tiêm có nhiều loại: mỡ tự thân, Hyaluronic Acid (HA), collagen, calcium hydroxiapatite ... Kỹ thuật tiêm vô cùng đơn giản, đào tạo nhanh, hiệu quả, vì vậy số lượng ca tiêm ở Việt Nam và trên thế giới đang và sẽ tiếp tục vô cùng lớn.
Vì thế, chỉ nên tiêm filler tại các bệnh viện, phòng khám thẩm mỹ được cấp phép. Sau khi tiêm xuất hiện tình trạng đau đầu, choáng, nhìn mờ, cần ngay lập tức đưa đến các bệnh viện chuyên khoa để được can thiệp sớm nhất