Nguyên nhân dẫn đến thủng dạ dày là viêm loét lành tính (stress, ăn uống, dùng thuốc kháng viêm có chứa corticoid ); ung thư; chấn thương (dao đâm) và thủ thuật can thiệp (nội soi tiêu hóa, dạ dày).
- Bé gái mới học lớp 4 đã có vòng ngực 95 cm: Chuyên gia cảnh báo nhiều nguy cơ của tình trạng dậy thì sớm
- Ca sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng đột biến, chạm đỉnh, nhiều ổ dịch ở nội thành
Theo thông tin từ Sức khoẻ Đời sống, chiều 18/9, BS.CKII Nguyễn Thế Hưng - Trưởng khoa Ngoại Tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn (TPHCM) cho biết, 3h sáng 15/9, bệnh nhân V. T.Q., sinh năm 2002 (ngụ ở Quận 12) nhập viện trong tình trạng đau bụng thượng vị quằn quại, kèm nôn ói, sốt 38,5 độ.
Ngay lập tức, bệnh nhân được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán. Kết quả, qua nội soi, CT-Scan bụng, X-quang bụng đứng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng và cần phải phẫu thuật cấp cứu ngay.
Mặc dù lúc nhập viện bệnh nhân không có người thân, hoàn cảnh khó khăn (bệnh nhân không còn ba mẹ, đi làm thuê) nhưng kíp trực đã nhanh chóng tiến hành mổ nội soi và sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng cho bệnh nhân.
Theo bác sĩ Hưng, nguyên nhân dẫn đến thủng dạ dày là viêm loét lành tính (stress, ăn uống, dùng thuốc kháng viêm có chứa corticoid ); ung thư; chấn thương (dao đâm) và thủ thuật can thiệp (nội soi tiêu hóa, dạ dày).
Chia sẻ về ca bệnh này, bác sĩ Hưng cho biết, bệnh nhân bị thủng dạ dày là do lạm dụng thuốc giảm đau. Trước đó, mỗi lần bị đau là Q. tự mua thuốc dùng uống.
Dẫn tin từ Dân Trí, Bác sĩ cảnh báo, các thuốc giảm đau chống viêm có cả dạng tiêm và uống dễ mua trên thị trường. Nhiều người lạm dụng mà không lường trước hết được hậu quả khôn lường do thuốc giảm đau gây ra. Bệnh nhân có thể bị xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày với các biểu hiện nôn ra máu, đại tiện ra máu, đại tiện phân đen....
Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp sau khi dùng thuốc chỉ thấy bụng ậm ạch, khó tiêu... song khi nội soi đã thấy xung huyết, viêm loét cấp tính dạ dày – tá tràng (bệnh salami). Đặc biệt, đã có trường hợp bệnh nhân tử vong do lạm dụng các loại thuốc này.
Đa số các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày. Thậm chí vết loét xuất hiện suốt thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng nào, cho đến khi dạ dày bị thủng hoặc xuất huyết nặng mới được phát hiện.
Vì thế, người dân không nên tùy tiện dùng thuốc giảm đau nếu không có chỉ định của bác sĩ. Khi có bệnh cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn. Khi bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, người bệnh cần chú ý khai báo có cơ địa dị ứng, tình trạng đường ruột, dạ dày để bác sĩ lựa chọn thuốc phù hợp hoặc tư vấn thời điểm uống thuốc thích hợp.
Bên cạnh đó, một điểm lưu ý quan trọng là bệnh nhân tuyệt đối không được uống thuốc giảm đau khi đói vì có thể gây viêm, loét dạy dày, nặng hơn là xuất huyết, thủng đường tiêu hóa. Các loại thuốc giảm đau đều được khuyên dùng sau bữa ăn no. Bệnh nhân cũng không nên tuỳ tiện tăng liều thuốc giảm đau để phòng những biến chứng đáng tiếc.
Sau khi uống thuốc giảm đau, nếu thấy những triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, khó thở, lên cơn hen suyễn hoặc đau bụng dữ dội, đau không giảm, nôn ói… bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để cấp cứu. Những người có bệnh tim mạch, bệnh thận mạn, viêm gan, sau khi uống cảm thấy khó chịu hoặc cảm giác khác lạ cũng cần đến viện.