Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, 6 tháng đầu năm toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận 938 ca mắc tay chân miệng (giảm 21% so với cùng kỳ 2022).
- 6 nhóm người đi khám bệnh trái tuyến vẫn được hưởng BHYT 100%: Lưu ý khi tra cứu thông tin thẻ mới nhất
- Thông tin mới nhất sự việc bệnh nhân gặp sự cố khi hút mỡ tại BV thẩm mỹ Đông Á
Theo thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương đã gửi 3 mẫu bệnh phẩm về Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh kèm theo phiếu điều tra ca bệnh và phiếu yêu cầu xét nghiệm. Kết quả phản hồi từ Viện Pasteur cho thấy, 01 kết quả dương tính EV71; 02 kết quả âm tính.Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, 6 tháng đầu năm toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận 938 ca mắc tay chân miệng (giảm 21% so với cùng kỳ 2022).
Tuy nhiên, trong 4 tuần gần đây (từ 19/5/2023 đến 15/6/2023) đã ghi nhận 548 ca mắc, trong đó có 33 ca bệnh nặng và có 01 trường hợp tử vong là trẻ nhỏ. Số ca mắc bệnh tăng gấp 4 lần so với 4 tuần trước đó. Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng gia tăng và có trường hợp tử vong, lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương đã chỉ đạo về việc tăng cường công tác giám sát và phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng .
Về công tác phòng bệnh tay chân miệng trong thời gian tới, ngành Y tế Bình Dương duy trì thường xuyên các hoạt động giám sát, xét nghiệm phát hiện ca bệnh và xử lý kịp thời, khống chế không để dịch bệnh lan rộng. Đồng thời tăng cường phối hợp với Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh triển khai giám sát chặt chẽ các biến thể vi rút mới.
Tăng cường sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, điều tra, xử lý ngay trong vòng 48 giờ khi phát hiện ca tản phát hoặc ổ dịch tay chân miệng. Tổ chức các đoàn giám sát, hỗ trợ kỹ thuật điều tra, xử lý, báo cáo ổ dịch tay chân miệng tại địa bàn quản lý...
Phòng Y tế các thành phố và cấp huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành trong công tác phòng chống dịch, kiểm tra công tác giám sát bệnh, vệ sinh phòng bệnh tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo đang tổ chức khóa học hè và các hộ trông trẻ tại gia đình. Phát hiện, cách ly sớm ca bệnh, thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường.
Cũng theo thông tin từ Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô, ghi nhận tình trạng bệnh tay chân miệng tăng nhanh từ đầu tháng 5 và có nhiều ca biến chứng nặng, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế cần phân loại và chuyển tuyến phù hợp, để không chuyển nặng, tử vong.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin trên Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô, trước đó, Bộ đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể, kinh phí mua thiết bị y tế, thuốc điều trị cũng đã phân bổ về các địa phương.
Thứ trưởng đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh; Khi đã có kế hoạch, nếu chưa hoặc đang trình phê duyệt, đề nghị tham mưu, đề nghị UBND tỉnh, thành phố khẩn trương phê duyệt kinh phí để triển khai.
Đồng thời, các tỉnh, thành phố cần tăng cường theo dõi, tập trung xử lý đảm bảo chất lượng, phân tích tình hình dịch, có giải pháp kịp thời, tùy theo tình hình và địa phương.
Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế phải tổ chức tổ phân tuyến điều trị, phân luồng khám chữa bệnh; Tuyến trên phải tăng cường tập huấn, giám sát chặt chẽ, thực hiện phòng lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế; Phát hiện sớm dịch bệnh, truyền thông tại cộng đồng, tại trường học để phòng dịch.
Các Sở Y tế, các trung tâm kiểm dịch phải có biện pháp giám sát, đánh giá các ổ dịch để kiểm soát, không để dịch lan rộng ở từng điểm.
Đề nghị Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh các tỉnh chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến xã trở lên, đặc biệt các phòng khám tư nhân lưu ý khi tiếp nhận thăm khám. Với những ca mắc ngay khi tiếp nhận cơ sở y tế phải phân loại mức độ.
Với những ca nhẹ có thể điều trị ở tuyến xã, phòng khám tư nhân. Khi bệnh nhân có dấu hiệu bệnh ở độ 2A phải chuyển lên tuyến huyện hoặc tư nhân điều trị ở độ 2A-1. Từ độ 2B phải lên tuyến tỉnh; Còn phân độ 3, độ 4 phải chuyển lên tuyến trên.
Hiện khu vực phía Nam có 4 bệnh viện ở tuyến cuối tiếp nhận điều trị gồm: Bệnh viện Nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố.