Các bệnh nhân và người thân đã hết sức lo lắng, kèm sợ hãi, họ xem như một bài học trong việc sử dụng thực phẩm hàng ngày.
- Thai phụ 22 tuần nhập viện vì mắc thủy đậu bội nhiễm: Làm gì để tránh nguy cơ?
- Sơn La: Bé trai bị thanh sắt đâm thấu bụng, bác sĩ cảnh báo những tai nạn trong lúc chơi đùa
Thời gian gần đây, gia đình 3 cháu bé đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 do ngộ độc botulinum được nhiều người quan tâm. Theo thông tin từ Báo Người Lao Động, một trong 3 trẻ ngộ độc botulinum sau khi ăn chả lụa bán dạo ở Thủ Đức, TP HCM được xuất viện đã hồi phục sức cơ tứ chi, hết sụp mi, tự thở và ăn uống được, sau hơn một tuần điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Riêng 2 em còn lại tình trạng còn nặng, chưa cai được máy thở.
Sáng 26-5, cập nhật tình trạng sức khỏe các trường hợp ngộ độc botulinum là trẻ em, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) cho hay đang tiếp tục hội chẩn với Bệnh viện Chợ Rẫy về hướng điều trị của 2 bé đang còn nặng.
Theo đó, hiện cả 2 em sẽ được tiếp tục điều trị nâng đỡ (thở máy, dinh dưỡng, chống nhiễm trùng, chăm sóc nằm lâu) và không có chỉ định tiếp tục dùng BAT.
Chia sẻ thông tin trên Báo Dân Trí, bé H., bé được xuất viện cho biết, "ổ bánh mì của Đ. ăn kẹp chả lụa nhiều nhất, nên em Đ. nặng nhất, từ lúc nhập viện tới giờ đều hôn mê. Còn bé X. lúc đầu tỉnh nhưng sau đó phải vào nằm hồi sức, giờ cũng đỡ nhiều rồi. Mấy tuần trước, nhà con đã ăn chả lụa này một lần nhưng không ai bị gì. Sau sự việc lần này, con sợ ăn chả lụa lắm" - bé H. nói.
Ngồi cạnh cậu bé trong thời điểm sắp được rời viện, chị Vân (38 tuổi, tên đã thay đổi, chị họ bé H.) tiếc nuối chia sẻ, nếu sáng 13/5 chị không có việc đi ra ngoài và phát hiện chả lụa có vấn đề, các bé có lẽ đã không bị ngộ độc. Theo lời chị Vân, thời điểm bé X. còn khỏe có thuật lại với chị, rằng cây chả lụa mà bé trực tiếp ăn có biểu hiện bất thường, như lá chuối có màu xanh đen, khi cắt ra lại có mùi và bị mềm nhũn, chảy nước. Tuy nhiên vì thấy chả còn nóng (do mới đem từ trời nắng vào) nên bé không nghi ngờ gì, vẫn cắt ra để mọi người cùng ăn.
Đến ngày 14/3 khi các em họ xuất hiện triệu chứng lạ, chị Vân đưa các bé đi phòng khám tư, mua thuốc về điều trị, nhưng cứ uống vào là ói ra hết. Sau đó, chị tiếp tục đưa 3 đứa trẻ đến một bệnh viện trên địa bàn TP Thủ Đức, nhưng nơi này làm xét nghiệm mà không chẩn đoán ra bệnh.
Ít giờ sau, bé Đ. được gia đình đưa lên Bệnh viện Nhi đồng 2, sau đó đến lượt các bé H. và X. cũng nhập viện.Sau biến cố đã xảy ra với người thân, chị Vân khuyến cáo mọi người đừng ăn các thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc và hạn sử dụng, đặc biệt là đã có biểu hiện hỏng vì vừa không đảm bảo an toàn, lỡ chẳng may xảy ra chuyện sẽ không có ai nhận trách nhiệm.
"Trong lúc điều trị, có thời điểm bác sĩ báo bé Đ. rất nặng, có thể xảy ra tình huống xấu nhất, tôi sợ lắm. Đây là bài học đắt giá cho gia đình tôi" - chị họ 3 bệnh nhân chia sẻ.
Ngoài 3 bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, có hai bệnh nhân 18 tuổi và 26 tuổi nằm tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Một người đàn ông 45 tuổi nằm tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Tuy nhiên đến tối 24/5, người đàn ông 45 tuổi đã tử vong vì biến chứng nặng, không kịp dùng thuốc giải BAT được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam.
Đến ngày 25/5, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM cho biết, các mẫu chả lụa bệnh nhân ăn và mẫu tại nơi sản xuất đều âm tính với độc tố botulinum.
Theo thông tin từ Báo Thanh Niên, trước tình hình dễ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bác sĩ đưa ra lời khuyên Dưới đây là 6 biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để tránh ngộ độc botulinum:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Đảm bảo rửa sạch và chế biến thực phẩm đúng cách để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Clostridium botulinum.
- Hạn chế ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc, màu sắc, mùi vị bất thường, thực phẩm đóng hộp không an toàn, hoặc thực phẩm không được chế biến đúng quy trình.
- Kiểm soát nhiệt độ: Đảm bảo nhiệt độ phù hợp khi chế biến và bảo quản thực phẩm. Các vi khuẩn Clostridium botulinum có thể phát triển trong môi trường ẩm ướt và không khí thiếu oxy. Đảm bảo nhiệt độ cao (trên 80°C) khi nấu chín thực phẩm để có thể tiêu diệt chất độc botulinum.
- Hạn chế bảo quản thực phẩm trong môi trường oxy hạn chế: Chất độc botulinum phát triển trong môi trường thiếu oxy.
Do đó, hạn chế bảo quản thực phẩm trong môi trường thiếu oxy. Không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Rửa tay kỹ càng trước khi chuẩn bị thực phẩm và sau khi tiếp xúc với chất thải hoặc bất kỳ nguồn nhiễm khuẩn nào.
- Kiểm tra thực phẩm: Nếu có nghi ngờ về thực phẩm, nên kiểm tra trước khi sử dụng. Nếu thấy bất thường về màu sắc, mùi hương hoặc vị, hãy từ chối sử dụng và báo cáo cho cơ quan y tế địa phương. Người dân không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá.
- Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...), cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín.
- Khi người dân xuất hiện các triệu chứng ngộ độc botulinum, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.