Kiến thức y tế: Các mốc thời gian cần lưu ý khi cho trẻ tiêm vaccine Covid-19

Tin y tế 21/04/2022 07:46

Các bác sĩ chỉ rõ các mốc thời gian gia đình cần lưu ý sau khi tiêm vaccine cho trẻ từ 5-12 tuổi.

Theo như báo Đời sống, PGS.TS Dương Thị Hồng khuyến cáo, với nhóm trẻ em 5 - dưới 12 tuổi, phụ huynh, thầy cô, người chăm sóc nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ. Trước khi đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng COVID-19, gia đình cần theo dõi sát sức khỏe của trẻ, đánh giá việc ăn, ngủ, sinh hoạt có bất thường hay không, đặc biệt với nhóm 5-6 tuổi. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ nên lưu ý các bất thường liên quan sức khỏe đường hô hấp.

Với những trẻ có biểu hiện viêm đường hô hấp, nghi ngờ mắc COVID-19 thì không đến điểm tiêm đến tránh lây lan mầm bệnh. Nên tạm thời dừng tiêm cho đến khi trẻ thật sự khỏe mạnh.

Khi tới các điểm tiêm chủng, cha mẹ cần chia sẻ cụ thể với cán bộ y tế khám sàng lọc về tiền sử bệnh tật, dị ứng, bệnh mãn tính của trẻ (nếu có) để có chỉ định và hướng dẫn cụ thể, cần thiết chuyển trẻ đến tiêm tại bệnh viện.

Các phụ huynh nên tuân thủ khuyến cáo ở lại điểm tiêm để theo dõi sau 30 phút nhằm xử lý kịp thời tình huống phản ứng phản vệ, đồng thời báo lại cho cán bộ y tế tình trạng của trẻ trước khi về. Khi về nhà, cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ trong ít nhất 3 ngày sau tiêm.

Các phản ứng sau tiêm đối với trẻ có thể gặp tình trạng đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm, kiệt sức, đau đầu tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm, đau cơ và ớn lạnh.

Một số phản ứng bất thường có thể xảy ra như sốt, phát ban, tím tái, mệt mỏi, li bì,... có thể xảy ra sau 4-8 giờ. Các tình trạng này thường giảm sau 1-2 ngày đầu. Do đó, nếu những biểu hiện này có dấu hiệu trầm trọng trọng hơn, cha mẹ cần liên hệ và đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất.

Kiến thức y tế: Các mốc thời gian cần lưu ý khi cho trẻ tiêm vaccine Covid-19 - Ảnh 1
Các mốc thời gian cần lưu ý khi cho trẻ tiêm vắc xin Covid-19 - Ảnh: Internet

Cũng theo nguồn tin của báo Giáo dục và Thời Đại, TS. BS Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ rõ các mốc thời gian gia đình cần lưu ý là 30 phút, 24 giờ, một tuần và 28 ngày. Theo đó cần phối hợp với nhà trường theo dõi chặt chẽ diễn biến ở trẻ.

Đặc biệt lưu ý trong 3 ngày đầu sau tiêm vaccine, phụ huynh cần chú ý không để trẻ vận động mạnh, thực hiện các hoạt động gắng sức, hay chơi thể dục thể thao. Bởi sau khi tiêm vaccine, trẻ sẽ đau cơ, các hoạt động vận động mạnh sẽ khiến trẻ bị căng cơ, gây đau ở vị trí tiêm; Có thể có các hội chứng viêm tại vùng tiêm.

Ngoài ra, sau khi trẻ tiêm vaccine, cha mẹ cần ghi nhận nhiệt độ của trẻ mỗi 4-6 giờ, không nên cho trẻ ngủ một mình, để ý trẻ khi ở quá lâu trong nhà vệ sinh hay phòng riêng.

Trẻ cần ngủ đủ và uống đủ nước, hạn chế uống những chất kích thích như cà phê, nước ngọt, trà sữa, nước tăng lực... Trẻ không cần kiêng tắm hay thức ăn gì, trừ những thức ăn đã làm trẻ dị ứng trước đây.

Theo TS. Viết Ngãi nhấn mạnh, trong quá trình theo dõi sau tiêm ở trẻ, nếu có những dấu hiệu sau cần cho trẻ đến cơ sở y tế ngay. Cụ thể: Trẻ kích thích vật vã, lừ đừ, bỏ bữa...; Đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi; Khó thở khi hoạt động bình thường, khi nằm; Sốt cao khó hạ nhiệt độ, hoặc kéo dài hơn 24 giờ; Xuất hiện vân tím trên da; Phát ban tiến triển nhanh trong vòng vài giờ...

Bác sĩ khuyến cáo, thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ nên cho trẻ tới cơ sở y tế để tư vấn, thăm khám.

Trao đổi báo chí, BSCKII Nguyễn Trần Nam – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM khuyến cáo, trước khi thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, phụ huynh cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ, giải thích cho trẻ việc tiêm chủng là cần thiết và an toàn, động viên trẻ để trẻ yên tâm, không bị sợ hãi hay lo lắng.

Tiếp đó, phụ huynh nên theo dõi, phát hiện các dấu hiệu không bình thường của trẻ như: Sốt, các triệu chứng hô hấp (ho, thở nhanh), đau đầu, nôn... để thông báo cho cán bộ y tế khi thăm khám, đánh giá cho trẻ em trước khi tiêm.

Đặc biệt, những trẻ có yếu tố nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2 hoặc kèm theo các triệu chứng hô hấp thì nên theo dõi tiếp tại nhà, đề phòng trẻ có nhiễm virus SARS-CoV-2 chưa phát hiện ra, khi đi tiêm phòng có thể lây nhiễm cho trẻ khác.

Kiến thức vaccine COVID-19: Cần lưu ý điều gì khi tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi? Trẻ mắc bệnh nào không được tiêm?

Sau công bố chính thức của Bộ Y Tế về việc tiêm ngừa vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi với 2 loại là Pfizer và Moderna. Dưới đây là những lưu ý cho các bậc phụ huynh cần chuẩn bị trước và sau khi tiêm vắc-xin cho trẻ? Đối tượng trẻ em nào không được tiêm vắc - xin?

TIN MỚI NHẤT