Đỉnh dịch tay chân miệng ở TP.HCM rơi vào tháng 7, cảnh báo nguy cơ gia tăng các ca bệnh truyền nhiễm, nguy cơ dịch chồng dịch

Tin y tế 29/06/2023 07:55

Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, số ca mắc, trở nặng và tử vong do tay chân miệng sẽ tiếp tục tăng nếu Thành phố không kịp thời triển khai các giải pháp chống dịch và điều trị có hiệu quả.

Theo thông tin từ Sức khoẻ và Đời sống, vài tuần gần đây số ca bệnh tay chân miệng tại các tỉnh phía Nam và đặc biệt là TP.HCM tăng mạnh dù chưa vào mùa bệnh. Dự đoán, đỉnh dịch tay chân miệng sẽ rơi vào tháng 7, nguy cơ “dịch chồng dịch” với sốt xuất huyết rất cao.

Đỉnh dịch tay chân miệng ở TP.HCM rơi vào tháng 7, cảnh báo nguy cơ gia tăng các ca bệnh truyền nhiễm, nguy cơ dịch chồng dịch - Ảnh 1
Nguy cơ dịch tay chân miệng chồng sốt xuất huyết khi mùa mưa tới và học sinh quay lại trường - Ảnh minh họa: Sức khoẻ và Đời sống

Số liệu từ Sở Y tế TP.HCM cho thấy, trong tuần 25 (từ ngày 19-25/6) số ca bệnh tay chân miệng tại Thành phố đã tăng gấp đôi so với 4 tuần trước. Cụ thể, trong tuần 25, Thành phố ghi nhận 779 ca tay chân miệng, tăng gấp đôi (116,2%) so với trung bình 4 tuần trước (360 ca). Trong đó, số ca nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú đều tăng lần lượt là 1,8 lần và 2,8 lần.

Tính từ đầu năm tới nay Thành phố ghi nhận 736 ca mắc chân tay miệng, thấp hơn 47,7% so với cùng kỳ năm 2022 (7.144 ca). Theo ghi nhận 21/22 quận huyện đều có số ca mắc tăng so với trung bình 4 tuần trước.

Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, số ca mắc, trở nặng và tử vong do tay chân miệng sẽ tiếp tục tăng nếu Thành phố không kịp thời triển khai các giải pháp chống dịch và điều trị có hiệu quả. Đồng thời, dự đoán đỉnh dịch tay chân miệng sẽ rơi vào khoảng tháng 7, lúc này mùa mưa sẽ bắt đầu và nguy cơ dịch tay chân miệng chồng dịch sốt xuất huyết là rất cao.

Trong tuần 25, Thành phố ghi nhận 197 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 18% so với trung bình 4 tuần trước. Đáng chú ý, số ca nhập viện điều trị nội trú tăng 11,4 % và số ca điều trị ngoại trú là 24,6%. Tính từ đầu năm tới tuần 25, Thành phố ghi nhận 8.298 ca bệnh sốt xuất huyết, thấp hơn 53,2% so cùng kỳ năm 2022 (17.733 ca). Thành phố chưa ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.Phòng bệnh cho trẻ từ trong nhà trường, hạn chế tình trạng lây lan, phát tán ổ dịch.

Dẫn tin từ Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, ghi nhận tình hình thực tế tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đánh giá cao công tác điều trị bệnh tay chân miệng nói riêng và các dịch bệnh khác của Bệnh viện Nhi đồng 1, giúp giảm biến chứng, tử vong ở trẻ em.

Đỉnh dịch tay chân miệng ở TP.HCM rơi vào tháng 7, cảnh báo nguy cơ gia tăng các ca bệnh truyền nhiễm, nguy cơ dịch chồng dịch - Ảnh 2
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên - Ảnh: Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế

Thứ trưởng nhận định với tình hình dịch bệnh hiện tại, thành phố cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục đến người dân. Đặc biệt, Sở Y tế TP.HCM phải phối hợp với Sở Giáo dục để giáo dục, phòng bệnh cho trẻ từ trong nhà trường. Hạn chế tình trạng lây lan, phát tán các ổ dịch trong trường học.

Tuy nhiên, trước tình hình phần lớn ca bệnh đều đến từ các tỉnh lân cận, Thứ trưởng cho rằng các bệnh viện, đặc biệt là 4 bệnh viện truyền nhiễm ở TP.HCM phải hỗ trợ và phối hợp với bệnh viện các địa phương để có phân tuyến khoa học, phù hợp. Ca bệnh ở mức độ nào thì nên chuyển lên tuyến trên, ca nào thì có thể điều trị được ở địa phương để tránh tình trạng quá tải.

Thứ trưởng cũng cho biết, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ ngành địa phương tham gia phòng chống dịch, tay chân miệng. Còn các cơ sở địa phương phải chủ động phòng chống bệnh, đã phân luồng, phân loại bệnh nhân, hỗ trợ bệnh nhân chuyển tuyến phù hợp.

Hóc hạt dưa hấu, bé gái 17 tháng tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng ho sặc sụa, tím tái, thở rít

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa cấp cứu cho bé gái P.Đ.T.T (17 tháng tuổi, trú tại phường Bàng La, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng) bị hóc hạt dưa hấu.

TIN MỚI NHẤT