Bệnh nhân cho biết rất thích ăn tiết canh. Đáng chú ý, bệnh nhân ăn đủ các loại tiết canh, từ tiết canh lợn, tiết canh vịt cho đến tiết canh dê, tiết canh gà, tiết canh chó.
- Cảnh báo tình trạng nhiễm giun đũa chó mèo: Gây tổn thương gan, mắt, não, phổi, phát hiện muộn có thể tử vong
- Gắp con giun lạ còn sống ngoe nguẩy trong não người phụ nữ: Là trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh
Theo thông tin từ Dân Trí, xuất hiện dấu hiệu đau tức hạ sườn phải, người đàn ông 36 tuổi, sống tại Thái Nguyên đến bệnh viện chuyên khoa ung bướu để thăm khám.
Tại đây, anh được làm xét nghiệm maker ung thư và làm sinh thiết. Kết quả loại trừ nguyên nhân u gan và được chẩn đoán là tổn thương viêm. Bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tầm soát giun sán, ký sinh trùng.
Theo BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được chẩn đoán áp xe gan do giun sán.
"Kết quả soi phân của bệnh nhân có nhiều trứng sán dây. Kết quả xét nghiệm máu bệnh nhân dương tính với giun đũa chó mèo, sán lá gan", BS Thiệu chia sẻ.
Theo BS Thiệu, qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết rất thích ăn tiết canh. Đáng chú ý, bệnh nhân ăn đủ các loại tiết canh, từ tiết canh lợn, tiết canh vịt cho đến tiết canh dê, tiết canh gà, tiết canh chó.
Theo thông tin từ Thanh Niên, Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thành Triết, Phó trưởng bộ môn Dược học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết tiết canh là máu sống chưa trải qua quá trình tiệt trùng nên chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae và các loài Enterococcus,... có thể tiết ra một số độc tố khi vào máu.
Các độc tố này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra nhiều tác dụng phụ như: Nôn mửa, tiêu chảy, trụy tim mạch...