Hàng trăm bệnh nhân Covid-19 đang điều trị với 4 biến thể phụ mới đang lưu hành tại TPHCM, có khả năng bùng phát mạnh dịch bệnh trở lại.
- Phát hiện mới: Biến thể COVID-19 mới XBB.1.16 lây lan 'mạnh' gây ra các bệnh về mắt
- TPHCM sẵn sàng kích hoạt ứng phó đại dịch COVID-19 trong dịp lễ 30/4 -1/5
Theo thông tin từ Xây dựng chính sách, pháp luật, trong 4 ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5, số người bệnh COVID-19 nhập viện điều trị nội trú là 2.477 người. Số người bệnh COVID-19 tử vong, bao gồm cả trường hợp tiên lượng tử vong xin về là 17 người.
Chiều 3/5, Bộ Y tế cho biết, tổng hợp tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế ngành cho thấy, sau bốn ngày nghỉ lễ (từ 7 giờ ngày 29/4 đến 7 giờ ngày 3/5), tổng số người bệnh khám, cấp cứu là 270.031 người bệnh. Trong đó, số người bệnh nhập viên điều trị nội trú là 99.747 người bệnh. Số người bệnh ra viện là 72.977 người bệnh. Số người bệnh chuyển viện là 8.247 người bệnh.
Theo nguồn tin từ báo Dân trí, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), tính từ ngày 2/5 đến ngày 3/5, địa phương đã ghi nhận 81 ca mắc mới Covid-19 và 82 ca Covid-19 phải nhập viện. Tại thời điểm ngày 28/4 (trước dịp nghỉ lễ), TPHCM có 402 ca đang điều trị, 116 bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp. Đến ngày 3/5, số F0 đang điều trị và cần hỗ trợ hô hấp đã tăng lên lần lượt là 514 và 169 trường hợp.
Theo thống kê, PGS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, TPHCM gần đây đã phát hiện 4 biến thể phụ của Omicron, đó là X.BB.1.16.1, XBB.1.9.1, XBB.1.16 và XBB.1.5. Trong đó, XBB.1.16 và XBB.1.5 là hai biến thể từng lây lan ở nhiều quốc gia khác nhau. Riêng với biến thể XBB.1.16, được giới chuyên môn cho rằng có khả năng lây nhiễm tăng 10% so với các biến thể cũ.
Hiện nay, người dân phần nào có sự lơ là thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Cùng với đó, miễn dịch của cộng đồng bị giảm đi sau thời gian dài không tiêm chủng. Các yếu tố này góp phần làm số ca mắc Covid-19 có chiều hướng gia tăng.
Để giảm số ca mắc COVID-19 sau dịp lễ, người dân cần:
Người dân không nên tập trung đông người nếu không cần thiết, ở nơi thoáng khí để tránh việc lây lan. Hãy đeo khẩu trang và rửa tay, khử khuẩn bề mặt thường xuyên.
Nhóm người có nguy cơ cao, ngoài tiêm chủng thì có thể tiến hành xét nghiệm khi có các triệu chứng. Từ đó, kịp thời phát hiện bệnh, điều trị sớm, tự chăm sóc mình và tránh lây lan cho người khác.
Trong tổng số ca mắc bệnh, trẻ em chiếm tỷ lệ 5-10%, các nước cũng đã ghi nhận các trường hợp bệnh nhi Covid-19 nặng. Tại Việt Nam, số trẻ em mắc bệnh rất ít so với người lớn. Nhưng khi số ca mắc tăng thì lượng bệnh nhi sẽ tăng theo, từ đó ảnh hưởng đến độ nặng và tử vong ở trẻ, đặc biệt là nhóm trẻ nguy cơ cao, có bệnh lý nền.
Theo các nghiên cứu, các trẻ dư cân béo phì, trẻ sinh non, dưới 3 tháng tuổi, trẻ bị các bệnh lý đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, tim mạch, suy giảm miễn dịch sẽ có nguy cơ mắc Covid-19 diễn tiến nặng và tử vong.
Trẻ nên chích ngừa theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Cụ thể, tiêm 2 mũi cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, tiêm nhắc thêm mũi 3 cho trẻ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.