Các bậc phụ huynh lưu ý: Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta thiếu máu chiếm 19,6%, không có triệu chứng rõ rệt

Tin y tế 15/05/2023 06:50

Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta bị thiếu máu chiếm 19,6%. Trẻ bị thiếu máu thường không có triệu chứng rõ rệt, biểu hiện thường dễ mệt mỏi, xanh xao, giảm khả năng tập trung, đau đầu, chóng mặt, đặc biệt là khi đứng, tăng nhịp tim, khó thở…

Theo ThS.BS. Lê Thị Hải - Chủ tịch Chi hội Dinh dưỡng Nhi khoa thông tin trên Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, cùng với các bệnh lý phổ biến ở trẻ như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì, cận thị, cong vẹo cột sống... bệnh thiếu máu ở trẻ em rất đáng được quan tâm. Trẻ bị thiếu máu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ, đến khả năng học tập và các sinh hoạt hằng ngày... của trẻ.

 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng hemoglobin trong máu thấp hơn bình thường, là kết quả của sự thiếu hụt một hoặc nhiều vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là sắt.

Các bậc phụ huynh lưu ý: Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta thiếu máu chiếm 19,6%, không có triệu chứng rõ rệt - Ảnh 1

Thiếu máu là tình trạng giảm khối thể tích hồng cầu (HCT) hay hemoglobin (HGB) dưới mức bình thường của người cùng tuổi và giới tính. Ảnh: Internet

Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em do không cung cấp đủ nhu cầu sắt trong các trường hợp tăng nhu cầu sử dụng sắt của cơ thể (ở trẻ dậy thì), chế độ ăn không có đủ lượng sắt, cơ thể bị giảm hấp thu sắt (trường hợp bị viêm loét dạ dày, cắt đoạn dạ dày, ruột)…; mất sắt do mất máu mạn tính; rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh…

Một số loại thiếu máu có ít biến chứng, nhưng những loại khác có biến chứng thường xuyên và nghiêm trọng. Một số chứng thiếu máu não có thể gây ra các vấn đề về tăng trưởng và phát triển; đau và sưng khớp; suy tủy xương; bệnh bạch cầu hoặc các bệnh ung thư khác. Ảnh hưởng của thiếu sắt trong 6 tháng đầu đời có thể gây tổn thương não vĩnh viễn. Biểu hiện của bệnh tan máu bẩm sinh thalassemia cũng là thiếu máu. Người bệnh thalassemia bị thiếu máu mạn tính trong suốt cuộc đời. Lượng huyết sắc tố của bệnh nhân thalassemia thấp hơn bình thường. Vì vậy khi nghi ngờ trẻ bị thiếu máu cần phân biệt giữa hai bệnh thiếu máu này, làm các xét nghiệm chấn đoán để đưa ra phác đồ điều trị chính xác.

Các bậc phụ huynh lưu ý: Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta thiếu máu chiếm 19,6%, không có triệu chứng rõ rệt - Ảnh 2
Trẻ cần có khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng. Ảnh: Internet

Cũng theo Vinmec, bên cạnh việc nâng cao khẩu phần ăn cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày, để phòng chống thiếu máu cho trẻ, bà mẹ cần lưu ý:

Bà mẹ phải ăn uống tốt, đầy đủ khi có thai và cho con bú.

Uống viên sắt theo hướng dẫn: Đối với trẻ em, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ sinh non việc bổ sung viên sắt cần theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Bà mẹ mang thai bổ sung sắt theo từng thời kỳ mang thai và sau sinh để phòng ngừa thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sau khi sinh nên cho trẻ bú sớm, bú đủ và kéo dài. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa thiếu ở trẻ em.

Phòng chống giun sán bằng cách vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và gia đình thường xuyên; ăn sạch, uống sạch và nấu kỹ trước khi ăn; tẩy giun định kỳ cho trẻ theo hướng dẫn.

Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa sắt và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Một số loại thực phẩm trẻ nên ăn khi thiếu máu:

Thịt đỏ: Thiếu máu là do thiếu sắt, vì vậy các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn nạc) thường chứa nhiều sắt, giúp trẻ phòng chống thiếu máu. Bên cạnh đó, trong các loại thịt đỏ còn có tác dụng giúp hạ cholesterol hiệu quả.

Các bậc phụ huynh lưu ý: Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta thiếu máu chiếm 19,6%, không có triệu chứng rõ rệt - Ảnh 3
Phòng chống thiếu sắt cho trẻ. Ảnh: Internet

Hải sản: Đây là một thực phẩm dinh dưỡng cho bé thiếu máu. Hải sản chứa nhiều sắt và các vitamin tốt cho sức khỏe.Một số loại hải sản nên cho bé ăn nhằm phòng chống thiếu máu như: cá, nghêu, sò, hến, trai, tôm, cua...

Gan lợn: Gan lợn chứa nhiều vitamin A, B, D cùng các khoáng chất khác giúp cơ thể bé phát triển khỏe mạnh, vì vậy nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày cho bé.

Rau củ, trái cây: Rau xanh chứa nhiều dinh dưỡng. Mẹ nên cho bé ăn các loại rau như: cải xoăn, cải bó xôi, rau diếp, bí ngô, súp lơ xanh, rau ngót, khoai tây hay các loại đậu đỗ... Nó sẽ giúp trẻ bù lại lượng sắt còn thiếu trong cơ thể. Các loại trái cây thì trẻ thiếu máu ăn gì? Theo đó, trẻ thiếu máu nên ăn dưa hấu, nho, dâu tây, đu đủ, chuối, chà là, mận...

Một số loại khác: Bên cạnh các loại trái cây chứa nhiều sắt thì mẹ nên bổ sung cho trẻ bị thiếu máu những loại quả chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ bé trong việc hấp thụ sắt.

 

Ngày 14/5, số ca mắc COVID-19 mới thấp nhất trong khoảng 3 tuần qua

Ngày 14/5: Bộ Y tế ngày 14/5 cho biết có 1.050 ca mới, đây là ngày có số ca mới thấp nhất trong khoảng 3 tuần qua.

TIN MỚI NHẤT