Bệnh nhân rối loạn giấc ngủ hậu COVID: Việt Nam tăng 700% so với thời kỳ trước COVID-19

Tin y tế 11/05/2022 07:23

Theo thông tin từ Viện phó Viện Sức khoẻ Tâm thần (BV Bạch Mai), số bệnh nhân tới khám, điều trị rối loạn giấc ngủ so với thời kỳ trước đại dịch COVID-19 đã tăng 700%.

Nguồn tin từ VOV, theo TS. Nguyễn Văn Dũng, Viện phó Viện Sức khoẻ Tâm thần (BV Bạch Mai), ai cũng gặp stress trong cuộc sống hằng ngày. Trong đại dịch COVID-19 đã diễn ra tình trạng phong toả, cuộc sống bị “ngắt quãng”… thậm chí có tâm lý kỳ thị COVID-19, theo đó, đại dịch này chính là một sự sang chấn tâm lý.

Bệnh nhân rối loạn giấc ngủ hậu COVID: Việt Nam tăng 700% so với thời kỳ trước COVID-19 - Ảnh 1
TS Nguyễn Văn Dũng cho biết số bệnh nhân rối loạn giấc ngủ tăng 700% - Ảnh: VOV

 

Không chỉ gây tổn thương kinh tế xã hội, đại dịch còn khiến tâm lý con người bị tổn thương nhiều nhất, khi thiếu thốn “tiền ăn”, những thay đổi về cuộc sống, đặc biệt là chứng kiến mất mát người thân.

Sau khi mắc COVID-19, cơ thể con người tiếp tục chịu thêm “sang chấn” khi chống chọi, phản ứng lại với virus. Sau khi Việt Nam chuyển sang chiến lược thích ứng linh hoạt, an toàn, phòng, chống dịch hiệu quả, số người bệnh tới khám và điều trị tại BV Bạch Mai tăng hơn 100%.

“BV Bạch Mai từ chỗ tiếp đón 800-1.100 bệnh nhân trong đại dịch COVID-19, đến nay, có ngày lên tới 8.000 bệnh nhân tới khám, đi kèm là 8.000 người nhà. Khi trở lại tiếp nhận khám, chữa bệnh, số lượng người bệnh tới các khoa tăng đáng kể, tăng đến hơn 100%. Các nhóm bệnh nhân tổn thương tâm lý và tổn thương giấc ngủ cũng xuất hiện nhiều”, TS Nguyễn Văn Dũng thông tin.

 “Rối loạn giấc ngủ không chỉ gặp ở bệnh nhân tâm thần, mà còn ở tất cả chúng ta. Khi các triệu chứng làm gián đoạn sinh hoạt đời thường thì được gọi là rối loạn giấc ngủ. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã có những tiêu chuẩn mở rộng hơn khi chẩn đoán rối loạn giấc ngủ, theo đó, bao gồm những phàn nàn về giấc ngủ. Tại BV Bạch Mai, trong thời gian vừa qua tỷ lệ bệnh nhân tới khám và điều trị rối loạn giấc ngủ đã tăng 700% so với thời kỳ trước COVID-19. Cụ thể, phòng khám lâm sàng trước đây tiếp nhận từ 30-50 bệnh nhân thì hiện tại đã tăng lên hàng trăm bệnh nhân. Người bệnh chủ yếu phàn nàn về rối loạn giấc ngủ sau COVID-19”, TS Dũng cho biết thêm.

Cũng theo báo Sức Khỏe và Đời Sống, ThS.BSCK2 Đoàn Thị Huệ - Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết mất ngủ là một triệu chứng hay gặp ở thời kỳ sau nhiễm COVID-19, bệnh nhân bị suy giảm số lượng và/hoặc chất lượng giấc ngủ. Điều này gặp phải là do tình trạng viêm thần kinh và sự gián đoạn của hàng rào máu não. Trong đó, các cytokine đóng vai trò chủ đạo trong việc phá vỡ hàng rào máu não gây tổn thương viêm hệ thống thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền thần kinh.

“Mối liên quan giữa giấc ngủ và nhiễm SARS-CoV-2 là hai chiều. Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh miễn dịch tế bào cũng như dịch thể và thiếu ngủ có thể làm giảm phản ứng miễn dịch càng làm trầm trọng hơn triệu chứng COVID-19” - BS. Huệ nói.

Bệnh nhân rối loạn giấc ngủ hậu COVID: Việt Nam tăng 700% so với thời kỳ trước COVID-19 - Ảnh 2
Bệnh nhân bị suy giảm số lượng và/hoặc chất lượng giấc ngủ ở thời kỳ sau nhiễm COVID-19 - Ảnh: báo Sức Khỏe và Đời Sống

 

Để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, TS. Dũng khuyến cáo:

- Khi có rối loạn giấc ngủ, người dân nên có sự tư vấn của chuyên khoa để bảo đảm được điều trị tốt nhất.

- Nếu chưa đến được cơ sở chuyên khoa thì cần tự chăm sóc bản thân như bảo đảm đủ lượng vitamin, calo hàng ngày, luyện tập thể dục hàng ngày, bù đủ nước, điện giải và cần phải quan tâm đến vệ sinh giấc ngủ.

- Đặc biệt, người dân không tự ý sử dụng các loại thuốc bổ, tự mua thuốc điều trị hay dùng thuốc nam. "Người bị mệt cả cơ thể và trí não nhưng nếu cứ dùng thuốc tuần hoàn để nâng cao sức khỏe sẽ càng làm cho người bệnh luôn tỉnh táo, càng mất ngủ..." - TS. Dũng nói.

Liên quan đến vấn đề vệ sinh giấc ngủ, ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà - Phó phòng Tâm lý lâm sàng, Viện Sức khỏe Tâm thần chia sẻ, những người gặp rối loạn giấc ngủ cần quan tâm đến môi trường ngủ sạch sẽ thông thoáng, lựa chọn trang phục rộng rãi thoải mái bảo đảm lưu thông khí huyết cho cơ thể. Căn phòng càng giản tiện các thiết bị, đồ dùng càng tốt.

Bệnh nhân nên tạo nhịp sinh học đi học vào một giờ cố định, bảo đảm không gian yên tĩnh hoặc có thể nghe nhạc nhẹ khi ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp ngâm chân bằng nước ấm, dược liệu, hoặc tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ.

Trước khi đi ngủ nên tránh tiếng ồn mạnh, sử dụng chất kích thích hay tập thể dục quá nặng, ăn nhiều đồ dầu mỡ. Nên tránh việc suy nghĩ quá nhiều về công việc trong ngày, tập trung nhiều hơn vào thực tại để duy trì giấc ngủ tốt hơn.

 

Người đàn ông 'suýt mất chân' do tắc mạch máu 'hậu COVID-19', bác sĩ 'khuyến cáo' những 'trường hợp' có 'nguy cơ cao' mắc phải

Sau một tháng khỏi Covid-19, người đàn ông phải cấp cứu trong tình trạng bàn chân lở loét, hoại tử nặng.

TIN MỚI NHẤT