Bác sĩ khuyến cáo những loại thuốc nên dùng và thuốc cần tuyệt đối tránh sau khi tiêm vaccine Covid-19

Tin y tế 12/08/2021 11:22

Sau tiêm vắc xin phòng Covid-19, người dân cần lưu ý những loại thuốc được dùng và tuyệt đối không được dùng để tránh những hậu quả khó lường.

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trên cả nước đã nhanh chóng lên kế hoạch tiêm vaccine cho người dân để tạo miễn dịch trong cộng đồng. Chính vì vậy, những lưu ý quan trọng sau khi đi tiêm về là điều được rất nhiều người quan tâm. Liên quan đến vấn đề này, các bác sĩ đã có lời giải đáp xoay quanh câu hỏi: "Những loại thuốc được dùng và tuyệt đối không được dùng sau khi tiêm vắc xin Covid-19?"

vaccine 1
Những loại thuốc được dùng và tuyệt đối không được dùng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 Ảnh minh họa: Internet 

Các loại thuốc có thể dùng sau khi tiêm Vaccine

Theo Bộ Y tế, triệu chứng thông thường sau tiêm vắc xin COVID-19 có thể gặp là sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn,...  Các triệu chứng đa phần sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau khoảng vài ngày, không để lại di chứng.

Trao đổi với báo Tuổi trẻ, Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thanh Sơn - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM, cho biết nếu thân nhiệt từ 38,5°C trở lên thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt. Việc dùng thuốc hạ sốt đơn thuần là điều trị triệu chứng, giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, khó chịu, giảm bớt tình trạng mất nước, mất điện giải, không ảnh hưởng đến quá trình sinh miễn dịch, không làm giảm hiệu quả của vắc xin COVID-19.

vaccine 2
Để giảm đau hạ sốt sau khi tiêm có thể dùng Acetaminophen. Tên gọi thông thường có thể là một trong các biệt dược sau: Paracetamol, Panadol, Efferalgan, Tylenol, Hapacol,... Ảnh: Internet

Nhưng cần lưu ý khi sử dụng liều dùng của thành phần Paracetamol trong giảm đau hạ sốt là 10-15mg/kg/lần, mỗi lần dùng cách nhau 4-6 tiếng. Nếu sử dụng Hapacol 650 chứa 650mg paracetamol, khoảng cách giữa 2 lần uống phải lớn hơn 4 giờ và không uống quá 6 viên một ngày.

Trao đổi với Tổ Quốc, Ths.BS Nguyễn Hiền Minh - Đơn vị Tiêm ngừa Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cũng cho biết, để giảm đau hạ sốt có thể dùng Acetaminophen, tên gọi thông thường có thể là một trong các biệt dược sau: Paracetamol, Panadol, Efferalgan, Tylenol, Hapacol,...

Trường hợp, người được tiêm chủng dùng thuốc Acetaminophen sau 2,3 ngày vẫn còn thấy mệt mỏi hoặc có tiền sử phản ứng quá mẫn với Acetaminophen hoặc có bệnh lý thiếu hụt men Glucose-6- phosphat dehydrogenase ( G6PD) thì có thể thay thế Acetaminophen là Ibuprofen 400mg x 3 lần (uống)/ ngày.

Ngoài ra, để giảm các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chán ăn sau tiêm vắc xin, bạn có thể uống bổ sung thêm các viên sủi chứa vitamin và điện giải như: Upsa C 1g, Berocca, Re-Energize uống 1 viên mỗi ngày sau ăn sáng hoặc sau ăn trưa.

Các loại thuốc tuyệt đối không dùng không khi tiêm vaccine

Bác sĩ Minh khuyến cáo, sau khi tiêm phòng vắc xin Covid-19 có thể gặp phải những phải ứng thông thường như sưng đau tại vị trí tiêm. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý tuyệt đối không dùng các loại thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay thuốc mỡ không rõ loại để bôi đắp lên chỗ sưng đau ở vị trí tiêm.

Nếu người được tiêm chủng vắc xin Covid-19 đang dùng toa thuốc điều trị các bệnh lý mãn tính: bệnh nhân không được tự ý ngừng thuốc hay thay đổi thuốc vì có thể làm thay đổi tình trạng ổn định của bệnh. Bác sĩ sẽ xem xét toa thuốc để điều chỉnh phù hợp cho từng bệnh nhân.

vaccine 3
Lưu ý tuyệt đối không dùng các loại thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay thuốc mỡ không rõ loại để bôi đắp lên chỗ sưng đau ở vị trí tiêm - Ảnh: Internet

Với lịch tiêm một số loại vắc xin khác: nên giữ khoảng cách ít nhất 28 ngày giữa vắc xin Covid-19 và các vắc xin cần thiết khác. Vì hiện nay chưa có đầy đủ nghiên cứu về việc phối hợp vắc xin Covid-19 và các vắc xin khác, do vậy Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo: nếu không thể thay đổi lịch tiêm thì nên tiêm vắc xin ở một vị trí khác vị trí đã tiêm vắc xin Covid-19 (cánh tay khác hoặc đùi).

Bác sĩ Minh lưu ý thêm: "Không dùng thuốc hóa trị hay xạ trị, thuốc ức chế miễn dịch trong 14 ngày sau tiêm vắc xin Covid-19 vì có thể làm giảm hiệu lực của vắc xin. Đồng thời, các Uỷ ban về tiêm chủng trên thế giới và WHO cũng đang xem xét về việc khuyến cáo những nhóm người có tình trạng suy giảm miễn dịch có thể tiêm thêm mũi thứ 3 của vắc xin Covid-19 để tăng cường hiệu lực bảo vệ".

Phụ nữ mang thai ở tuần thứ bao nhiêu thì có thể tiêm chủng vaccine Covid-19?

Bộ Y tế ra văn bản mới hướng dẫn việc khám sàng lọc trước khi tiêm chủng vaccine Covid-19, đáng chú ý phụ nữ đang mang thai ≥ 13 tuần cần phải khám sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm chủng.

TIN MỚI NHẤT