Liên tục bị khán giả 'nhặt sạn', Tiến sĩ cố vấn chương trình Tiếng Việt chính thức lên tiếng!

Tin tức giải trí 01/05/2023 14:06

Chương trình Vua Tiếng Việt được phần lớn khán giả ủng hộ trong suốt thời gian qua, tuy nhiên gần đây cũng có rất nhiều bình luận cho rằng chương trình còn nhiều lỗi sai sót cần khắc phục gấp.

Vừa qua, tác giả Hoàng Tuấn Công đã liên tiếp chỉ ra một số điểm mà ông cho rằng đó là các lỗi trong chương trình Vua tiếng Việt.

Tác giả này cho rằng, viết "xum xuê" không sai chính tả; cách lý giải câu "lộng giả thành chân", "đá đưa đầu lưỡi" của chương trình chưa đúng.

Ngoài ra, việc phủ nhận câu trả lời "dúm dó" của người chơi khi yêu cầu lựa chọn một trong hai cách viết được coi là đúng chính tả "dúm dó" hay "rúm ró" cũng không hợp lý.

Liên tục bị khán giả 'nhặt sạn', Tiến sĩ cố vấn chương trình Tiếng Việt chính thức lên tiếng! - Ảnh 1
Via Tiếng Việt được nhiều khán giả đón xem - Ảnh: Internet
Liên tục bị khán giả 'nhặt sạn', Tiến sĩ cố vấn chương trình Tiếng Việt chính thức lên tiếng! - Ảnh 2
Chương trình có sự tham gia của những bạn KOLs trẻ tuổi - Ảnh: Inhernet
Liên tục bị khán giả 'nhặt sạn', Tiến sĩ cố vấn chương trình Tiếng Việt chính thức lên tiếng! - Ảnh 3
Gần đây chương trình thường xuyên mắc lỗi - Ảnh: Vietnamplus

TS Đỗ Anh Vũ - Tiến sĩ  cố vấn chương trình Tiếng Việt đã có những chia sẻ khi nghe tác giả Hoàng Tuấn khi chỉ ra những sai sót: ''Về cơ bản, các góp ý của ông Hoàng Tuấn Công đều chính xác, là những đóng góp tích cực, mang tính xây dựng, giúp cho chương trình rút kinh nghiệm để ngày một tốt hơn.

Nhưng khi bàn về từng trường hợp cụ thể, tôi xin trao đổi thêm rằng, Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga khi giải thích thành ngữ "lộng giả thành chân" cũng nói được những ý đúng chứ không phải là nói sai cả.

Ông Hoàng Tuấn Công đã giải nghĩa rất đúng theo sách vở kinh điển về chú giải từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ Hán Việt. Nhưng cũng như nhiều đơn vị khác, thành ngữ Hán Việt này khi được tiếng Việt vay mượn và đi vào sử dụng trong đời sống sinh hoạt của người Việt thì sắc thái có ít nhiều biến đổi '' 

Liên tục bị khán giả 'nhặt sạn', Tiến sĩ cố vấn chương trình Tiếng Việt chính thức lên tiếng! - Ảnh 4
Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ trong chương trình Vua Tiếng Việt - Ảnh: Internet
Liên tục bị khán giả 'nhặt sạn', Tiến sĩ cố vấn chương trình Tiếng Việt chính thức lên tiếng! - Ảnh 5
Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ và nhà thơ Lữ Mai - Ảnh: Internet

Cụ thể, trong nguyên bản Hán ngữ, câu này có những sắc thái đánh giá, phê phán về mặt đạo đức, đúng như ông Công đã nói là thể hiện một "âm mưu, thủ đoạn".

Còn trong đời sống sinh hoạt người Việt, câu này có thể được sử dụng với sắc thái nhẹ nhàng hơn, nhiều khi mang tính chất vui đùa. Ở trường hợp này, "lộng giả thành chân" diễn đạt được một nội dung "từ chuyện đùa hóa chuyện thật", "biến đùa thành thật".

Mặt khác, tiến sĩ Đỗ Thanh Nga tuy thiếu sót khi chưa chỉ ra được "lộng" có nghĩa là "làm cho" nhưng vẫn nói lên thực tế sử dụng của từ này trong đời sống sinh hoạt của người Việt. Bản thân chữ "lộng" trong từ điển Hán Việt cũng có một ý nghĩa là "trêu chọc/trêu đùa/đùa giỡn".

Còn với trường hợp chọn từ đúng giữa "lang lổ" và "loang lổ", theo tiến sĩ Đỗ Anh Vũ đây cũng là một câu hỏi không sai bởi Ban biên tập lấy cuốn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên làm chuẩn và từ "lang lổ" không có trong cuốn này.

Còn lại, những trường hợp như "xum xuê", "dúm dó" hay "rúm ró", ông Hoàng Tuấn Công góp ý hoàn toàn chính xác, TS Đồ Anh Vũ không có thêm ý kiến gì. 

Đánh bại U22 Lào, U22 Việt Nam giành trọn 3 điểm ngày ra quân

Hai bàn thắng vào lưới U22 Lào trong ngày ra quân giúp U22 Việt Nam vươn lên cạnh tranh ngôi đầu bảng với U22 Thái Lan.

TIN MỚI NHẤT