Nỗi đau đớn tột cùng của gia đình nghi phạm trong vụ thảm sát 5 người ở Bình Tân

Tin nóng 21/02/2018 12:58

"Con tui nó nghiền game riết rồi nó khùng hay sao. Con nỡ lòng nào sát hại cả gia đình người ta. Mẹ đau cho con một, đau cho nhà người ta mười. Con ơi là con...", mẹ của nghi phạm Tình đau đớn nói.

Gia đình nghi phạm Tình rất hiền lành

Những ngày gần đây, dư luận rúng động trước vụ thảm sát cả gia đình 5 người xảy ra tại số nhà 131/48 đường số 7, khu phố 8 (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TPHCM). 

Các nạn nhân gồm ông Mai Xuân Chinh (46 tuổi), bà Mai Thị Hồng (37 tuổi, vợ ông Chinh) và 3 người con ruột của  vợ chồng ông Chinh là Mai Xuân Triệu (13 tuổi), Mai Huyền Diệu (11 tuổi) và Mai Huyền Diệp (6 tuổi).

Đối tượng Nguyễn Hữu Tình (18 tuổi, ngụ ấp Cây Me, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) - công nhân học việc trong xưởng mạ inox của ông Chinh chính là kẻ đã gây ra vụ thảm án gây chấn động dư luận nói trên.

Nỗi đau đớn tột cùng của gia đình nghi phạm trong vụ thảm sát 5 người ở Bình Tân - Ảnh 1
Đối tượng Nguyễn Hữu Tình tại cơ quan điều tra - Ảnh: Internet

Ông Nguyễn Tấn Phát - Trưởng Công an xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) cho biết: Gia đình nghi phạm Tình chuyển đến ấp Cây Me sinh sống từ năm 1994. Ban đầu họ làm ruộng, sau đó bán đất được khoảng 100 triệu để làm ăn. Ông Nguyễn Hữu A. (44 tuổi, cha Tình) ngoài thời gian làm vườn còn nhận chăm sóc cây cảnh cho một ngôi chùa. Bà Trần Lâm T. (41 tuổi, mẹ Tình) buôn bán trái cây ngoài chợ.

Gia đình họ sống rất hòa đồng, tính tình hiền lành và chưa từng gây gổ với ai bao giờ. Nhà có hai chị em, Tình là út. Người chị gái học rất giỏi, hiện đang học đại học ở TPHCM. 

Tình nghỉ học từ năm lớp 9. Đối tượng khá lì lợm, ngổ ngáo và nổi tiếng mê game. Cha Tình khuyên can con không được, nhiều lần viết đơn xin chính quyền cho Tình được đi cải tạo.

"Khi nghe nói nó sát hại cùng lúc 5 người trong một gia đình, tôi và nhiều người hết sức bàng hoàng, không tin nó lại làm điều kinh hoàng đó. Tháng 12/2017 vừa rồi nó rớt nghĩa vụ quân sự vì thấp bé nhẹ cân. Có thể sau khi rớt nghĩa vụ quân sự nó xin vào làm ở xưởng inox. Tôi nghĩ nó 'như trẻ trâu', kiểu con nít, ai nói nặng nói nhẹ thì tự ái. Giá như... nó trúng nghĩa vụ quân sự chắc đời nó đã khác", Ông Phan Minh Hiền - Bí thư kiêm chủ tịch UBND xã Châu Lăng chia sẻ với Tiền Phong.

Nỗi đau đớn tột cùng của gia đình nghi phạm trong vụ thảm sát 5 người ở Bình Tân - Ảnh 2
Con đường dẫn vào nhà nghi phạm Tình - Ảnh: Tiền Phong

Mẹ nghi phạm đau xót như chết nửa thân người

Gia đình Tình khá nghèo, sống trong ngôi nhà nhỏ với mái tôn, vách tôn mỏng manh thuộc ấp Cây Me. Trên vách nhà treo rất nhiều giấy khen, bằng khen dành cho chị gái của Tình qua các cấp học. Riêng Tình chỉ học lực trung bình. Nhận xét về hạnh kiểm của giáo viên chủ nhiệm hầu hết đều có câu: "Chưa thực hiện tốt nội quy" hay "Cần thực hiện tốt nội qui".

Bà Trần Lâm T. (mẹ Tình) gào khóc trong đau đớn: "Con tui nó nghiền game riết rồi nó khùng hay sao. Con nỡ lòng nào sát hại cả gia đình người ta. Mẹ đau cho con một, đau cho nhà người ta mười. Con ơi là con...".

Ông Nguyễn Hữu A. (cha Tình) cố nuốt nước mắt kể lại: Tình chưa bao giờ gây gổ đánh nhau hay trộm cắp gì của ai nhưng đối tượng khá ngang tàng, lì lợm. Nhiều lần bắt quả tang con bỏ học đi chơi game, ông A. lôi về đánh thâm tím cả người nhưng Tình cũng không phản ứng gì, cứ đứng yên như vậy cho đánh. Hết lớp 9 thì Tình bỏ học, rời nhà lên Sài Gòn làm thuê. "Chẳng biết nó làm cái gì, gặng hỏi thì nó nói làm ở tiệm lớn lắm. Có lần nó điện cho tôi xin cái xe honda, nhưng khi tôi yêu cầu phải cho cha mẹ biết con làm gì, ở đâu thì mới hỗ trợ, cho cái nọ cái kia... thì nó tắt máy", ông A. ngậm ngùi nói.

Mẹ Tình nhớ lại, khoảng 8 giờ tối 30 Tết, bà có gọi điện cho con trai hỏi thăm. Tình còn nói mẹ cưới vợ cho mình, nói nhiều câu khiến bà T. cảm thấy như con trai đang trăn trối điều gì. Đến chiều tối ngày mùng 1 Tết, nghe lãnh đạo xã báo tin dữ, bà T. đau đớn như chết nửa thân người, lao về nhà nằm vật vã. Chị gái Tình nghe tin cũng suy sụp tinh thần, quyết định tạm nghỉ học vì sợ những lời dị nghị.

"Chồng tôi nói với tôi nhờ luật sư viết thư xin lỗi gia đình nạn nhân. Nhưng tội con tôi như thế làm sao bào chữa được nữa? Tội nó trời cũng không dung...", bà T. vừa nói vừa khóc.

Đưa tro cốt 5 người cùng gia đình bị giết ở Sài Gòn về quê

“Hôm qua tôi tới thắp nhang cho gia đình thì người nhà kể chuyện đã hỏa táng và đưa tro cốt năm người về quê”.

TIN MỚI NHẤT