Cháu bé bị chó cắn được đưa vào viện trong tình trạng chảy nhiều máu, rách lóc da, lộ xương hộp sọ; trán và vùng đỉnh đầu cũng có vết rách sâu sát xương.
- Mất mèo, một thầy giáo dùng xà beng đánh 'lún sọ' người đàn ông đi đường
- Phụ huynh vụ nữ sinh lớp 10 bị xâm hại tập thể: 'Lúc đó say nên cháu không biết gì, không biết mình bị làm hại'
Theo thông tin từ VnExpress, ngày 13/4, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, khoa Ngoại, Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ cho biết, cháu bé bị chó cắn được đưa vào viện trong tình trạng có một vết thương ở thái dương dài khoảng 7 cm, rách lóc da, lộ xương hộp sọ; trán và vùng đỉnh đầu cũng có vết rách sâu sát xương, chảy nhiều máu.
Bác sĩ Trang thông tin thêm, khi tiếp nhận ca bệnh và thực hiện phẫu thuật, các mũi khâu phải rất tỉ mỉ để tránh gây nhiễm trùng và đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt của bé sau khi hồi phục.
Ở thời điểm hiện tại, sức khỏe và tâm lý của bé trai đã dần ổn định. Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, bé trai này bị con chó nhà hàng xóm cắn.
Theo bác sĩ khuyến cáo:
- Khi nuôi chó, người nuôi cần phải xích ở nơi xa trẻ em, rọ mõm, tránh để trẻ tiếp xúc đùa giỡn khi chó đang ăn, ngủ. Bởi bản tính hoang dã có thể khiến chó nuôi trở nên hung dữ rất nhiều.
- Người trông trẻ cũng cần phải cảnh giác khi để trẻ tiếp xúc với những con thú cưng và động vật có tính nguy hiểm.
- Khi bị chó cắn, cần nhanh chóng rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ mầm bệnh do động vật lây lan. Sau đó, dùng băng gạc hoặc vải sạch nhẹ nhàng băng lại vết thương để cầm máu cũng như hạn chế vi khuẩn tấn công. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ, xử trí kịp thời.
- Tiêm phòng để tránh nguy cơ mắc bệnh dại