Biến thể Lambda tiếp tục thách thức cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Biến thể này đã lây lan ra nhiều nơi trên thế giới và được đánh giá có độc lực không thua kém biến chủng Delta.
- Phát triển thành công kháng thể 'chặn đứng' được cả các biến chủng 'đáng sợ' của COVID-19, 'khắc tinh' được tiết lộ gây 'sốc'
- Dắt díu nhau đi cắt tóc vẫn tranh thủ núp sau tủ 'làm chuyện người lớn', còn chưa kịp 'hú hí' đã gặp sự cố khiến đôi trẻ chỉ muốn 'đào lỗ chôn thân'
Hãng tin Reuters đã tổng hợp một số nghiên cứu khoa học mới nhất về virus SARS-CoV-2 và những nỗ lực tìm kiếm phương pháp điều trị và vắc xin cho dịch Covid-19. Trong đó, hiện nay đã xuất hiện một biến thể mới khiến các chuyên gia lo ngại, đó là biến thể Lambda.
Vào giữa tháng 6, WHO cho biết, biến thể Lambda mang một số đột biến có liên quan đến việc tăng khả năng truyền nhiễm hoặc tăng khả năng chống lại các kháng thể trung hòa.
Tiến sỹ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO cho biết: "Lambda sẽ trở thành một biến thể đáng lo ngại nếu nó thể hiện khả năng lây truyền cao, tăng mức độ nghiêm trọng của các ca mắc bệnh hoặc nếu nó có tác động đến các biện pháp phòng dịch của chúng tôi".
Một nghiên cứu khác của nhà virus học Pablo Tsukayama tại Đại học Cayetano Heredia (Peru), người đã theo dõi sự phát triển của biến thể Lambda trong nhiều tháng cho thấy biến thể Lambda còn lây lan nhanh hơn cả những biến thể khác được WHO coi là nguy hiểm, vượt qua cả tốc độ của biến thể Gamma lần đầu được phát hiện tại Brazil và Alpha tại Anh.
Trong báo cáo đăng trên bioRxiv ngày 29/7, nhóm nghiên cứu thuộc Trường ĐH Rockefeller (Mỹ) cho biết trong số người được tiêm chủng đầy đủ và chưa mắc Covid-19, việc tiêm liều vắc-xin mRNA thứ ba của hãng dược Moderna hoặc Pfizer/BioNTech có thể gia tăng mức kháng thể nhưng không phải là kháng thể có khả năng tốt hơn để vô hiệu hóa các biến thể mới.
Các nhà khoa học lưu ý rằng ở những người phục hồi sau Covid-19 sẽ có các kháng thể của hệ thống miễn dịch phát triển trong năm đầu tiên, trở nên mạnh hơn và có khả năng chống lại các biến thể mới tốt hơn.
Do đó, việc tiêm liều thứ ba cùng một loại vắc-xin cho những người này có thể sẽ tạo ra lượng kháng thể cao hơn nhưng vẫn kém hiệu quả hơn đối với các biến thể. Dù vậy, ông Michel Nussenzweig, đồng tác giả nghiên cứu, nói: "Hiện tại, vắc xin vẫn có tác dụng bảo vệ khỏi tình trạng lây nhiễm nghiêm trọng".