Biến thể Omicron đang khiến giới khoa học thế giới rơi vào tình trạng báo động, bởi nó mang trong mình tới hơn 50 đột biến - một số lượng nhiều đến bất thường.
- Vaccine COVID-19 trước siêu biến thể Omicron: 'Việc suy giảm khả năng miễn dịch là kết quả có thể xảy ra'
- Vận động viên thể hình người Kazakhstan kết hôn lần thứ hai với 'búp bê tình dục'
Biến thể Omicron đang khiến giới khoa học thế giới rơi vào tình trạng báo động, bởi nó mang trong mình tới hơn 50 đột biến. Đây là một số lượng nhiều đến bất thường. Trong đó, hơn 30 đột biến xảy ra ở gai protein, cấu trúc virus sử dụng để xâm nhập vào tế bào, và có ít nhất 26 đột biến là độc nhất.
Theo New Yorks Times đưa tin, Jesse Bloom, chuyên gia sinh học tiến hóa tại Trung tâm nghiên cứu Ung thư ở Seattle (Mỹ) cho biết: "Về lý thuyết, các đột biến thường sẽ đối chọi với nhau. Tuy nhiên trong trường hợp này, chọn lọc tự nhiên dường như đã tạo ra một biến thể hợp tác với nhau tốt". Ngoài ra, giới chuyên gia ngần ngại kết luận về Omicron, bất chấp việc biến thể này sở hữu các đột biến được cho là làm tăng khả năng lây lan cũng như né tránh được hệ miễn dịch.
Các nhà nghiên cứu cho biết biến thể này chứa một loại đột biến có tên N501Y, được cho là sẽ giúp virus bám chặt hơn vào tế bào cơ thể. Đột biến này từng xuất hiện ở biến thể Alpha và làm đẩy nhanh khả năng lây lan của biến thể này. Đồng thời, khả năng lây lan của một virus không chỉ phụ thuộc vào việc nó bám vào tế bào như thế nào, mà còn ở sự ổn định của virus, khả năng nhân bản của nó trong đường thở, và mật độ virus trong từng lít hơi thở.
Omicron có chứa nhiều đột biến được cho là giúp nó bám chặt vào tế bào con người hơn. Bloom nhân định: "Nhưng khi hoạt động cùng nhau, có thể tác dụng sẽ khác đi. Do đó, ông chưa thể dự đoán được biến thể này sẽ vận hành như thế nào khi lọt vào cơ thể người. Điều này cần thêm các nghiên cứu hiện đang được thực hiện trên phạm vi toàn cầu để có thể kết luận.