Khi nói đến những bí ẩn của vũ trụ và cuộc sống con người, thứ gây tò mò nhất mà nhiều người quan tâm nhưng lại không có nhiều thông tin nhất có lẽ là cái chết.
- Cô gái gây sốt mạng vì liên tiếp sinh 9 đứa con trong 12 năm khiến nhiều người nể phục
- Chàng trai gây sốt khi nuôi cá sấu làm thú cưng: Chăm như em bé, không ngại ôm hôn mỗi ngày
Các tôn giáo đã gọi cái chết là ''sự thật duy nhất chỉ riêng linh hồn mới được trải nghiệm'', và thế giới bên kia là một món quà (hoặc lời nguyền) mà một người nhận được tùy theo nhân phẩm và cách sống đã từng có khi còn tồn tại.
Tuy nhiên, không ai có thể chứng mình được những điều này có thật hay không và những lời truền miệng về luật nhân quả khi rời xa trần thế liệu có xảy ra dưới thế giới của người đã khuất hay không. Không ai biết những gì ở phía trước, những gì sẽ đến khi rời xa cõi đời.
Gần đây bác sĩ và nhà khoa học người Mỹ Robert Lanza trong cuốn sách Biocentrism của mình đã nói rằng cái chết thực sự có thể là cánh cửa dẫn đến một vũ trụ vô tận.
Lý thuyết sinh học
Cái chết giống như sự kết thúc của bộ phim nền tảng phát trực tuyến vũ trụ. Ông gọi hiện tượng này là lý thuyết sinh học, một loại cơ chế dẫn đến mọi khả năng vật lý.
Lý thuyết sinh học cũng nhấn mạnh thực tế rằng không phải vũ trụ đã tạo ra con người. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Huffington Post, nhà khoa học Lanza nói rằng không gian và thời gian, giống như ngôn ngữ của ý thức, chỉ là những công cụ mà tâm trí chúng ta sử dụng để ghép thông tin lại với nhau thành một trải nghiệm tổng thể.
Ông ấy là một người tin tưởng mạnh mẽ vào thuyết nhiều thế giới, cho rằng cái chết không tồn tại trong những tình huống này. Bởi vì tất cả những khả năng này xảy ra cùng một lúc, và lý do duy nhất khiến chúng ta cảm thấy 'đang sống' là vì chúng ta đang sống với nguồn năng lượng đang hoạt động ở đó chính là não của chúng ta.
Ví dụ đơn giản hơn, ông gọi cái chết giống như cái kết của một bộ phim truyền hình hay. Trải nghiệm và hài lòng với những câu chuyện khác nhau trên trần thế, những nhân vật khác nhau và tất nhiên là những kết thúc khác nhau từ thư viện vũ trụ rộng lớn mà chúng ta có thể trải qua.
Theo ông, đó chỉ là năng lượng, và theo các định luật vật lý, năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà nó chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Ông cho rằng, khi chúng ta chết, liên kết tuyến tính giữa thời gian và địa điểm bị phá vỡ. Thật kỳ lạ, quan niệm tuyến tính của chúng ta về thời gian không có ý nghĩa gì đối với tự nhiên.
Nhà khoa học Robert Lanza là ai?
Ông ấy có lẽ không phải là một con người bình thường, ông thực sự rất uyên bác. Lanza hiện là Giám đốc Toàn cầu về Y học Tái tạo tại Astellas và Giám đốc Khoa học của Viện Y học Tái tạo Astellas.
Ông chuyên nghiên cứu về tế bào gốc và gần đây đã đào sâu vào lĩnh vực cơ học lượng tử và vật lý thiên văn, đây là chuyên đề mà ông cũng đưa ra các lý thuyết sinh học.
Lanza được vinh danh trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2014 của tạp chí TIME, danh sách 50 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới năm 2015 của tạp chí Prospect, Giải thưởng Thành tựu trọn đời của Marquis Who’s Who 2018. Viện Y tế Quốc gia (NIH) năm 2010 đã trao ông nhiều giải thưởng, trong đó có giải Director’s Award for “Translating Basic Science Discoveries into New and Better Treatments.
Quan niệm về cái chết giống như một thước phim truyền hình của vụ trụ
Tất nhiên, đây là ý tưởng của ông ấy về khái niệm cái chết. Nói một cách thú vị thì có lẽ cách duy nhất để biết sự thật chỉ có thể là trai nghiệm của chính linh hồn sau khi đã rời xa cõi trần, vì vậy tốt nhất bạn nên sống và tận hưởng cuộc sống của mình tốt nhất có thể, cho bản thân và những người khác nhiều hạnh phúc, sống trọn vẹn từng phút giây cho đến khi ai đó ''đi đến cuối bộ truyện phim''.
Theo Indiatimes