Nga đã triển khai 15 máy bay vận tải quân sự IL-76, chở theo một số lượng lớn trang thiết bị y tế cùng gần 100 chuyên gia dịch tễ và ít nhất 8 đội quân y phản ứng nhanh tới Italy.
- Mỹ có hơn 69.000 người nhiễm Covid-19 và 1041 người tử vong, bang New York cho dựng nhà xác tạm thời bên ngoài bệnh viện
- Sự thật đằng sau bức ảnh bác sĩ đứng ngoài cổng nhìn vợ con trước khi qua đời vì Covid-19
Theo South Front, trong khi một số kênh truyền thông phương Tây tìm cách bôi xấu Nga, cho rằng việc Moscow triển khai quân đội tới hỗ trợ Italy chống lại đại dịch COVID-19 là “vụ lợi” hay là một động thái “không được hoan nghênh” thì người dân nước này lại hát vang quốc ca Nga để cảm ơn Quân đội Nga đã giúp đỡ.
Từ ngày 22/3, Bộ Quốc phòng Nga đã điều động 15 máy bay vận tải quân sự IL-76, chở theo một số lượng lớn trang thiết bị y tế và phương tiện phòng dịch cùng gần 100 chuyên gia dịch tễ và ít nhất 8 đội quân y phản ứng nhanh tới Italy.
Các nhóm công tác đặc biệt của Nga được giao nhiệm vụ hỗ trợ Italy trong cuộc chiến chống lại COVID-19, đại dịch đã ghi nhận ít nhất 74.386 ca mắc và hơn 7.500 trường hợp tử vong tại quốc gia châu Âu này.
“Đoàn xe đặc chủng chở theo các chuyên gia từ Bộ Quốc phòng Nga đã tới phi trường Orio al Serio ở Bergamo. Tại đây, một trung tâm điều hành chung giữa Nga và Italy sẽ được triển khai để đối phó với đại dịch COVID-19”, hãng thông tấn Sputnik dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga hôm 25/3 chi biết.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các chuyên gia của quân đội Nga sẽ tiến hành diệt khuẩn và ngăn chặn dịch Covid-19 sau khi điều phối hoạt động với giới chức Italy.
Quyết định đưa các lực lượng Quân đội Nga tới Italy giúp làm chậm lại quá trình lây lan của COVID-19 được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Italy Giuseppe Conte hôm 21/3 trước đó.
Để tuyên truyền cho sự kiện này, Bộ Quốc phòng Nga đã cho đăng tải những hình ảnh chụp các xe cơ giới dán hình trái tim với quốc kỳ Nga và Italy, kèm theo dòng chữ "Tình yêu từ Nga" viết bằng tiếng Nga, Italy và Anh.
Tính đến ngày 26/3, Italia đã trở thành vùng dịch lớn nhất châu Âu và thứ hai thế giới với hơn 74.000 ca nhiễm SARS-COVI-2 và hơn 7.500 người chết. Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã "đánh gục" hệ thống y tế Italy, buộc nhiều cơ sở y tế nước này phải từ chối tiếp nhận bệnh nhân nhiễm SARS-COVI-2 trên 70 tuổi.