Theo dữ liệu từ Cơ quan Bảo tồn Hổ Quốc gia, 126 con hổ đã chết trên khắp đất nước vào năm 2021. Đây là số lượng tử vong hàng năm cao nhất được ghi nhận trong một thập kỷ.
- Gặp tiểu tam to gan dám đánh ngược cả chính thất, cô vợ cao tay trừng trị cặp đôi "gian phu dâm phụ" một trận nhớ đời
- 'Ổ dịch' Omicron 'đáng gờm' nhất trên thế giới tuyên bố vượt qua đỉnh dịch, xóa bỏ lệnh giới nghiêm
Một năm sắp kết thúc sẽ không khiến các nhà bảo tồn có thể vui mừng. Theo dữ liệu mới nhất từ Cơ quan Bảo tồn Hổ Quốc gia cho đến ngày 30 tháng 12, 126 con hổ đã chết trên khắp đất nước trong năm nay. Và đây là con số tử vong hàng năm cao nhất được ghi nhận trong một thập kỷ, đánh đổ kỷ lục của năm 2016 khi có 121 trường hợp hổ chết được ghi nhận trong các khu rừng ở Ấn Độ. Năm ngoái, con số này đứng ở vị trí 106.
Mặc dù đây là những con số chính thức do Cơ quan Bảo tồn Hổ Quốc gia cung cấp, các nhà bảo tồn và các nguồn tin chính phủ đồng ý rằng số hổ tử vong thực tế có thể cao hơn nhiều. Trong nhiều trường hợp, những trường hợp hổ bị tử vong sâu trong rừng không được báo cáo và các con số chính thức thường là một con số không đầy đủ. Một báo cáo trên tờ Times of India trích dẫn dữ liệu do Hiệp hội Bảo vệ Động vật Hoang dã Ấn Độ (WPSI) tổng hợp, ước tính có những con số lớn hơn và đáng kinh ngạc hơn. Tổ chức phi chính phủ về bảo tồn động vật hoang dã cho biết rằng năm 2021 có 164 con hổ chết tính đến thứ Tư (29/12) - cao hơn 48% so với con số năm 2020 là 111 con.
Con số cao nhất đến từ bang Madhya Pradesh - bang được cho là có số lượng hổ lớn theo số liệu điều tra số lượng hổ năm 2018. Theo Cơ quan Bảo tồn Hổ Quốc gia, đã có 42 trường hợp tử vong những chú mèo lớn ở tiểu bang, tiếp theo là Maharashtra với 26 trường hợp tử vong và Karnataka là 15 trường hợp tử vong tính đến ngày 29 tháng 12. Mặc dù việc phân tích số liệu dựa trên nguyên nhân không được đưa ra chính thức, nhưng Cơ quan Bảo tồn Hổ Quốc gia đã cho biết rằng trong 126 trường, chỉ có 65 trường hợp hổ tử vong được báo cáo bên trong các khu bảo tồn hổ. Những con hổ chết còn lại nằm ngoài khu vực được bảo tồn. Xung đột giữa người và động vật và việc bảo tồn bên ngoài khu bảo tồn hổ là một trong những thách thức lớn nhất trong việc bảo vệ động vật hoang dã của Ấn Độ. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của hổ là do nạn săn trộm. Theo Cơ quan Bảo tồn Hổ Quốc gia, nạn săn trộm gây ra cái chết cho 57 con hổ trong tổng số 303 con được báo cáo từ năm 2018 đến năm 2020. Theo dữ liệu của Hiệp hội Bảo vệ Động vật Hoang dã Ấn Độ (WPSI), đã có 111 trường hợp hổ tử vong bao gồm 31 trường hợp săn trộm và tai biến sức khỏe vào năm 2020. Bên cạnh săn trộm, xung đột giữa người và động vật, giết chết trên đường, tai nạn, môi trường sống bị phá hủy, nguồn thức ăn và nguyên nhân tự nhiên cũng đóng một vai trò rất lớn trong duy trì số lượng hổ.
Ấn Độ tự hào có 2.967 con hổ theo vòng thứ tư của cuộc đánh giá quốc gia về số lượng những chú mèo lớn được thực hiện vào năm 2018. Nước này chiếm 75% ‘dân số’ hổ toàn cầu và đã vượt xa con số 1.411 con hổ trong các khu rừng ở Ấn Độ được báo cáo vào năm 2008 - một con số đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh trên toàn thế giới.
Áp lực từ cộng đồng động vật hoang dã quốc tế buộc chính phủ Ấn Độ phải thực hiện các luật nghiêm ngặt hơn để chống săn trộm, đồng thời cam kết bảo tồn động vật hoang dã. Cuộc điều tra về hổ tiếp theo được báo cáo vào năm 2014 là một minh chứng cho chiến dịch trấn áp săn trộm của chính phủ khi dân số hổ lên đến mức 2.226 con.
Tuy nhiên, một khi thế giới ít đề cập hơn, Ấn Độ lại trở nên tự mãn một lần nữa. Hổ bị săn trộm ở Ấn Độ để lấy lông, xương và các bộ phận cơ thể chủ yếu được gửi đến Trung Quốc, nơi chúng được sử dụng trong y học cổ truyền. Trước sức ép từ cộng đồng quốc tế dấy lên một lần nữa, Trung Quốc đã thực thi lệnh cấm buôn bán tê giác và các bộ phận cơ thể hổ vào năm 1993.
Tuy nhiên, cũng như mọi hành động của Trung Quốc, những viễn cảnh tốt đẹp sẽ kết thúc mau chóng. Bắc Kinh đã đảo ngược lệnh cấm vào năm 2018 và nói rằng các bộ phận tưd “những con hổ và tê giác được nuôi nhốt mà chết một cách tự nhiên sẽ được phép sử dụng cho mục đích khoa học, y tế và văn hóa.” Tuy nhiên, một khi con vật đã chết, bị lột da và phanh thây, ai sẽ phân biệt con nào từ tự nhiên và con nào bị nuôi nhốt? Hay có ai phân biệt những con đã bị săn trộm và giết chết, và những con chết “một cách chết tự nhiên"? Những kẻ săn trộm ở Ấn Độ đã quay trở hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp nhưng có nguồn lợi cực kỳ béo bở.
Hổ, là một trong những loài quan trọng, phản ánh tình trạng tổng thể của các khu rừng và dân số của chúng là minh chứng để báo cáo cho các nỗ lực bảo tồn của Ấn Độ. Nhưng bản báo cáo có vẻ không mấy tốt đẹp đối với chính phủ và các cơ quan chức trách của Ấn Độ.
Theo Timenownews