Trong các triều đại phong kiến Trung Hoa, ngoài thái giám và cung nữ thì thái y cũng là người được tự do ra vào chốn hậu cung.
- Nửa đêm bước ra từ phòng tắm với chiếc khăn quấn hờ trên người, cô gái hết hồn phát hiện trai lạ trong phòng khách sạn
- Con trai tá hỏa phát hiện mẹ già sống một mình uống thuốc bổ thận tráng dương
Hậu cung là nơi gia đình hoàng đế đương triều sinh sống. Để tránh trường hợp hậu cung bị “vấy bẩn”, triều đình phong kiến Trung Hoa đã có quy định tịnh thân đối với các thái giám. Ngoại trừ Hoàng đế, hậu cung không thể có nam nhân thứ hai.
Vậy nhưng trên thực tế ngoài vua, thái giám và cung nữ, thái y cũng là những người thường xuyên lui tới chốn hậu cung để khám bệnh cho dàn cung tần mỹ nữ của hoàng đế. Ngày nay nhiều người vẫn đặt câu hỏi rằng tại sao thái y không bị tịnh thân mà có thể tự do ra vào hậu cung, lẽ nào các vị hoàng đế không sợ bị “cắm sừng”?
Theo Sohu, chuyện tư thông giữa các phi tần với thái y không phải không có nhưng rất ít. Hơn nữa những người trở thành thái y đều tinh thông y học nên tuổi tác tương đối lớn. Khi vào khám bệnh đều có thái giám và cung nữ đi bên cạnh nên họ khó có cơ hội tư thông với các phi tần.
Hơn nữa, nếu hoàng đế hạ lệnh tất cả các thái y đều phải tịnh thân giống như thái giám rồi mới được vào cung thì sẽ chẳng có ai muốn vào cung khám bệnh nữa. Thêm một lý do khác vô cùng hợp lý khiến hoàng đế không thể tịnh thân thái y đó là thời cổ đại, các bí kíp y học chỉ truyền từ đời này qua đời khác trong một gia đình, không truyền cho người ngoài. Nếu như thái y đều bị tịnh thân hết thì không thể truyền lại những phương thuốc bí truyền cho người đời sau. Đứng trước những quy định này, hoàng đế Trung Hoa không thể hạ lệnh ép thái y phải tịnh thân trước khi vào cung được.