Khi mà các ca nhiễm nấm đen đang tiếp tục gia tăng, Ấn Độ vừa phát hiện thêm ca nhiễm nấm vàng đầu tiên tại thành phố Ghaziabad, bang Uttar Pradesh.
- Lách luật thời COVID-19: ‘Thuê đứt’ máy bay tổ chức đám cưới trên không, gần 200 khách Ấn Độ chen chúc lúc bệnh dịch hoành hành
- Cực hiếm: Lưỡi sưng to khổng lồ hậu điều trị COVID-19, người bệnh không thể ăn, nói hay thở
Cả hai căn bệnh nhiễm nấm đen và trắng đều được gọi là mucormycosis, do một loại nấm mốc có tên mucormycetes sống trong môi trường tự nhiên gây ra. Không rõ nấm vàng có thuộc loại nấm mốc này hay không, vì nó hoạt động khác một chút.
BP Tyagi, một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết đây là lần đầu tiên ông ghi nhận được có ca mắc nấm vàng ở người vì căn bệnh này trước đây chỉ được phát hiện trên bò sát.
“Căn bệnh này được gọi là nấm vàng vì khu vực bị ảnh hưởng có màu vàng và có mủ hình thành bên dưới. Nó được phát hiện thông qua nội soi mũi của bệnh nhân", bác sĩ Tyagi cho biết thêm.
Trước đó, nấm đen và nấm trắng đã được phát hiện trên nhiều bệnh nhân Covid-19 tại Ấn Độ. Nấm đen được xem là tác nhân gây ra việc các mô trên mặt bệnh nhân nhiễm phải nó bị hoại tử, hàng nghìn trường hợp đã phải phẫu thuật cắt bỏ mắt để ngăn chặn nấm có thể ăn sâu hơn. Còn nấm trắng ít nghiêm trọng hơn thường được tìm thấy trong phổi các bệnh nhân.
Bác sĩ Tyagi nói rằng các triệu chứng đầu tiên của nấm vàng không lộ rõ ra bên ngoài mà bắt đầu từ trong cơ thể khiến cho các bác sĩ khó chẩn đoán hơn nhiều. Cũng theo ông, các triệu chứng của nấm vàng là biếng ăn, sụt cân và mệt mỏi, tương tự các triệu chứng của bệnh nhân Covid-19.
Bệnh nhân được xác nhận nhiễm nấm vàng đầu tiên là một người đàn ông 45 tuổi. Con trai bệnh nhân nói cha mình đang điều trị Covid-19 và phục hồi tốt. Nhưng từ 2 đến 3 ngày qua, mắt ông ấy bắt đầu xưng và chảy xệ. Không những vậy, ông còn bị són tiểu và chảy máu mũi.
Bộ Y tế Ấn Độ cho biết hôm thứ 24/5 rằng nước này đã có gần 5.500 trường hợp mắc bệnh nấm đen. Các phương tiện truyền thông địa phương khác đưa ra con số 10.000.
Trong vài tuần qua, các ca nhiễm nấm tại Ấn Độ đang tăng với số lượng chóng mặt. Một trong những nguyên nhân là do đất nước này đang đối mặt với tình trạng thiếu thuốc trị nấm (amphotericin B) một cách trầm trọng.
Theo thống kê, các bệnh nhân nhiễm nấm trên đều đã từng điều trị Covid-19 trong 2 tháng trở lại đây. Đa phần các ca nhiễm nấm đều xuất hiện ở những người vị nặng nhất, phải dùng máy thở để duy trì hô hấp.
Qua nghiên cứu lâm sàng, các bác sĩ tin rằng nguyên nhân chính có thể giải thích cho việc 3 loại nấm trên xuất hiện trên cơ thể người và lây nhiễm một cách chóng mặt là do việc sử dụng steroid để điều trị Covid-19.
Steroid là hợp chất kháng viêm dùng để ức chế việc hệ miễn dịch hoạt động quá mức ảnh trong quá trình chống lại Covid-19. Đồng thời, steroid có kèm theo tác dụng phụ là giảm khả năng miễn dịch và đẩy lượng đường trong máu lên cao, cơ thể không có khả năng để xử lý. Điều này phầ ào lý giải tại sao mucormycosis có liên quan đến bệnh tiểu đường.