Tiểu Mạnh (28 tuổi, người Trung Quốc) có thói quen nhịn và chỉ đi tiểu cho đến khi không nhịn được mới thôi. Thật không may, thói quen tai hại đó đã khiến Tiểu Mạnh đột tử.
- Bày biện hoành tráng nhưng có những món còn chẳng được động đũa, đồ ăn thừa của Hoàng đế triều đại nhà Thanh được xử lý thế nào?
- Phía sau quy tắc "thị tẩm" của dàn cung tần mỹ nữ triều đại nhà Thanh: Mong được "lật thẻ bài", nhưng cũng chẳng vui vẻ gì khi nhận ân sủng
Vào một buổi sáng, cũng như mọi ngày, Tiểu Mạnh đều nhịn tiểu cho đến lúc không chịu được nữa mới rời giường, chuẩn bị vệ sinh rồi đi làm. Tuy nhiên, anh đi vào nhà vệ sinh, một lúc lâu không thấy ra, lúc này trong nhà không có ai.
Khi mẹ của Tiểu Mạnh trở về sau khi mua bữa ăn sáng, mới phát hiện con trai mình vẫn mặc nguyên đồ ngủ, nằm trên sàn nhà vệ sinh. Khi đó, hơi thở và nhịp tim đã không còn. Bà mẹ vội vàng gọi cấp cứu. Sau khi các bác sĩ kiểm tra, Tiểu Mạnh không thể cứu được nữa và đã qua đời.
Sau đó, bác sĩ đã hỏi về tiền sử bệnh lý và thói quen sinh hoạt của Tiểu Mạnh để tìm hiểu nguyên nhân đột tử. Bác sĩ phát hiện, nguyên nhân chính là do thói quen nhịn tiểu hàng ngày của Tiểu Mạnh.
Cái chết đột ngột của anh có thể do nhịn tiểu quá lâu và đột ngột đi tiểu khiến thần kinh hưng phấn quá độ. Đồng thời, bàng quang rỗng quá nhanh và máu dồn xuống dưới dẫn đến hạ huyết áp, nhịp tim chậm, máu cung cấp cho não không đủ dẫn ngất xỉu.
Mặc dù, có trường hợp bị ngất không gây tử vong nhưng nếu bạn mắc bệnh tiềm ẩn trong người, sau khi ngất sẽ kéo theo các bệnh khác như tim mạch, không được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong.
Hậu quả nghiêm trọng của việc nhịn tiểu lâu
- Làm hỏng chức năng thận và dễ dẫn đến viêm bể thận.
- Kích thích huyết áp tăng cao, thậm chí gây vỡ mạch máu và chảy máu.
- Làm tăng nhịp tim, gây rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.
- Vỡ bàng quang, tổn thương hệ tiết niệu, gây hại cho tuyến tiền liệt.
- Đột tử.
Ngoài nhịn tiểu, một số hành vi cũng có thể dẫn đến đột tử
1. Thức khuya
Ngay cả cơ thể khỏe mạnh nhất cũng không thể chịu được hành vi thường xuyên thức khuya. Mỗi buổi tối đi ngủ là khoảng thời gian cơ thể nghỉ ngơi, hồi phục và nạp năng lượng cho một ngày mới. Thức khuya lâu sẽ khiến cơ thể “quá tải” và nguy cơ đột tử sẽ tăng cao.
2. Căng thẳng và mệt mỏi quá độ
Nếu một người chịu áp lực, mệt mỏi lâu ngày, ăn nghỉ không điều độ, tim bị chịu gánh nặng quá mức có thể dẫn đến đột tử, chết do quá lao lực. Vì vậy, bạn phải học cách giải tỏa căng thẳng, điều chỉnh tâm trạng ổn định cho bản thân.
3. Ngồi lâu
Nghiên cứu cho thấy, ngồi từ 6 tiếng trở lên mỗi ngày sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh và tăng 25% nguy cơ tử vong sớm. Ngồi lâu trong thời gian dài sẽ hình thành huyết khối tĩnh mạch, có thể gây biến chứng thuyên tắc phổi, gây tắc mạch phổi và đột tử.