Giữa làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2, bác sĩ Vivek Rai tại bệnh viện tư nhân ở Delhi đã chọn cách tự tử sau khi bị trầm cảm do căng thẳng trong điều trị bệnh nhân.
- Chấn động: Người phụ nữ Ấn Độ bị chồng cắt cổ dã man sau khi mắc Covid-19, thái độ của người đàn ông sau vụ việc khiến mọi người càng phẫn nộ
- Cộng đồng Ấn Độ 'dậy sóng' trước thông tin bệnh nhân Covid-19 bị ép uống nước tiểu bò để chữa bệnh
Truyền thông Ấn Độ ngày 2/5 cho biết, bác sĩ Vivek Rai (35 tuổi, công tác tại bệnh viện tư nhân ở Delhi, Ấn Độ) đã bị trầm cảm trong thời gian dài. Nguyên nhân là do ông liên tục phải đối mặt với tình trạng quá tải bệnh nhân nCoV.
Theo thông tin ban đầu, ước tính mỗi ngày bác sĩ Vivek Rai phải điều trị ít nhất 8 bệnh nhân. Hầu hết trong số đó đều là bệnh nhân trong tình trạng diễn tiến nặng, đa phần tử vong sau đó ít ngày. Việc này kéo dài khiến Rai rơi vào tình trạng trầm cảm, cuối cùng nảy sinh suy nghĩ tiêu cực.
Theo đó, cảnh sát đã tìm thấy bức thư tuyệt mệnh của vị bác sĩ này, họ tiết lộ: "Lá thư gửi cho gia đình và bạn bè. Rai viết rằng anh quyết định chấm dứt cuộc đời, và mong tất cả mọi người sống thật hạnh phúc. Trong thư không đề cập đến lý do cụ thể khiến anh đưa ra quyết định đó. Ngoài ra, không có bất kỳ nghi phạm nào xung quanh cái chết này".
Theo đó, vợ của Bác sĩ Rai cho biết, cô không nghĩ anh có dấu hiệu căng thẳng, stress nào cả. Thực tế, người vợ này cho hay, chồng cô đã rất bận rộn trong bệnh viện kể từ khi làn sóng dịch bệnh lần 2 tấn công và khiến hệ thống y tế quá tải trầm trọng. Đồng thời, bác sĩ Rai cũng không có tiền sử mắc bệnh tâm lý.
Được biết, vợ vị bác sĩ quá cố đang mang thai tháng thứ hai, cô rất sốc khi nghe tin chồng tự tử. Cái chết của Rai cũng làm tăng sự phản đối của đội ngũ y tế tại Ấn Độ. Họ là những người đang ở tuyến đầu chống dịch nhưng lại đối mặt với tình trạng thiếu hụt trang thiết bị y tế, thậm chí không có đủ thiết bị bảo hộ cần thiết.
Trong khi đó, cựu giám đốc Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA) Ravi Wankhedkar viết trên Twitter ngày 1/5 rằng: "Cậu ấy là một bác sĩ rất xuất sắc từ Gorakhpur, Uttar Pradesh, đã giúp cứu sống hàng trăm người trong đại dịch. Do tình trạng tồi tệ, Vivek Rai đã có một quyết định khó khăn là tự tử thay vì sống tiếp với những đau khổ và cảm xúc của những bệnh nhân cậu ấy đã không thể cứu được".