Tiếp nối phần 1, sau đây là danh sách những người giàu có nhất thế giới mà lịch sử từng ghi nhận.
- Bí mật trong ngôi nhà cô đơn nhất thế giới
- Nga cảnh báo về loại virus cổ đại sẽ quay lại trái đất khi băng vĩnh cửu tan chảy
6. Sa hoàng Nicholas II (1868 - 1918) - 300 tỷ USD
Sa hoàng Nicholas II có tên đầy đủ là Nikolai Alexandrovich Romanov, ông là vị vua cuối cùng của Nga, cũng là Đại vương công Phần Lan và Vua Ba Lan trên danh nghĩa. Ông cai trị đế chế Nga từ năm 1894 đến năm 1917, năm 1918 những người cách mạng Bolshevik đã lật đổ và sát hại ông cùng với cả gia đình.
Vào năm 1916, giá trị tài sản ròng của ông là gần 900 triệu USD và khi điều chỉnh theo lạm phát thì tương đương với 300 tỷ USD vào năm 2012. Với 300 tỷ USD, ông đứng thứ 6 trong danh sách những người giàu có nhất thế giới trong lịch sử và kể từ khi ông được Nhà thờ Chính thống Nga phong thánh thì ông trở thành vị thánh giàu nhất trong lịch sử nhân loại.
7. Mir Osman Ali Khan (1886 - 1967) - 230 tỷ USD
Mir Osman Ali Khan là một trong 7 Nizam (tương đương với vua) cai trị đế chế Hyderabad (một phần lãnh thổ Ấn Độ hiện nay). Có tin đồn rằng ông giàu đến mức sở hữu 50 chiếc Rolls Royce và sử dụng kim cương để làm đồ chặn giấy.
Ngoài ra, ông còn sở hữu một bộ sưu tập vàng cá nhân trị giá hơn 100 triệu USD, những đồ trang sức trị giá hơn 400 triệu USD, bao gồm cả viên kim cương Jacob Diamond nổi tiếng trị giá 95 triệu USD (giá trị hiện nay). Ông còn có đồng tiền riêng của mình mang tên Rupee Hyderabad,... Giá trị tài sản ròng của ông được định giá là 230 tỷ USD và có thể được coi là người đàn ông giàu nhất lịch sử Ấn Độ.
8. Vua William I (1027 - 1087) - 229,5 tỷ USD
Vua William I hay còn được biết đến với biệt danh William the Conqueror (William kẻ chinh phục) nổi tiếng với việc xâm lược và chinh phục Anh Quốc. Trong quá trình này, ông đã chiếm tất cả của cải từ xứ Sussex đến Yorkshire và đánh bại cả Bá tước Harold Godwinson trong trận Hastings năm 1066, sau đó ông lên ngôi vua.
Sau khi đã trở thành vua, ông vẫn tiếp tục con đường xâm lược của mình, càng đánh chiếm nhiều nơi, ông càng có nhiều của cải. Khi ông chế, ông đã để lại khối tài sản tương đương 229,5 tỷ USD (tính thêm cả lạm phát) cho hậu duệ sau này.
9. Muammar Gaddafi (1942 - 2011) - 200 tỷ USD
Đại tá kiêm nhà độc tài người Libya Muammar Gaddafi đã khiến cả thế giới phải sửng sốt khi vào năm 2011 ông đã bị sát hại bởi các phiến quân. Trong khi ông tự phong bản thân là vua và phô trương sự giàu có của mình thì người dân Libya phải sống trong cảnh khốn cùng. Ông đã thực hiện quyền kiểm soát không giới hạn của mình trong 41 năm lên trữ lượng dầu lớn nhất thế giới khiến tài khoản ngân hàng của ông tăng với tốc độ chóng mặt.
Một vài tài sản có giá trị lớn nhất của ông từng được liệt kê là máy bay tư nhân Airbus A340 M có giá khoảng 100 triệu USD và con tàu du lịch dài 333 mét Phoenicia đã được mua lại vào năm 2012 bởi Công ty Địa Trung Hải (Mediterranean Shipping Company) của Ý với giá 697 triệu USD.
10. Henry Ford (1863 - 1947) - 199 tỷ USD
Doanh nhân người Mỹ kiêm nhà sáng lập của công ty sản xuất ô tô đa quốc gia Ford Motor nổi tiếng, Henry Ford đã đưa ra một tầm nhìn làm thay đổi lịch sử công nghiệp hóa. Mẫu xe hơi Ford T được ông tung ra thị trường vào năm 1908 là một trong những chiếc xe đầu tiên có động cơ xăng và đã bán được hơn 16 triệu chiếc trên toàn cầu.
Ngoài ra, ông đã tạo ra khái niệm "Chủ nghĩa Ford", bao gồm việc sản xuất một số lượng lớn sản phẩm với chi phí thấp thông qua một dây chuyền lắp ráp. Ước tính, khối tài sản của ông lên 199 tỷ USD nhưng toàn bộ được giao cho Quỹ Ford quản lý.
11. Cornelius Vanderbilt (1794 - 1877) - 185 tỷ USD
Cornelius Vanderbilt là một doanh nhân và nhà từ thiện lớn tại Hoa Kỳ. Ông đã tạo dựng nên khối tài sản khổng lồ thông qua việc giao thương hàng hóa và vận tải hành khách trên những đoạn đường giữa Manhattan, Albany và New York. Công ty của ông cũng là một trong những công ty tiên phong trong việc đầu tư vào đường sắt trong thời kỳ công nghiệp hóa Hoa Kỳ.
Theo ước tính, tài sản mà ông tích lũy được lên tới 185 tỷ USD. Phần lớn tài sản của mình ông đã di chúc lại cho 12 người con và vợ của ông. Một trong những công trình duy nhất còn sót lại từ di sản của ông là Đại học Vanderbilt - nơi ông đã dành 1 triệu USD cho việc xây dựng nó. Giá trị tài sản ròng của ông tương đương 1,15% GDP của Hoa Kỳ vào năm 1877.