Chỉ trong 2 năm trị vì, số cung tần mỹ nữ được Đường Kính đưa vào cung là đếm không xuể. Vị vua "hoang dâm vô độ" này ăn chơi thác loạn, không quan tâm triều chính và nhận về cái kết "không thể ngờ tới".
Đường Kính Tông (tên thật Lý Đam) lên ngôi hoàng đế năm 16 tuổi sau khi tiên hoàng Mục Tông băng hà. Ông là vị hoàng đế thác loạn bật nhất của triều đại nhà Đường, trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng thời gian trị vì của ông chỉ vỏn vẹn được 2 năm, từ năm 824 đến năm 826.
Trong khoảng thời gian Kính Tông trị vì, nạn hoạn quan (thái giám) tham chính và phiên trấn cát cứ ngày càng phát triển, quyền lực triều đình chủ yếu nằm trong tay đội quân Thần Sách do các hoạn quan cai quản. Còn Kính Tông do tuổi còn nhỏ lại nắm giữ uy quyền sớm, nên ông sớm bị bị mê hoặc bởi tửu sắc và đắm chìm vào hậu cung với những trò chơi quỷ quyệt. Vì thế mà vị vua hoang dâm vô độ này đã gây ra không biết bao nhiêu là thù ghét, oán hận.
Vì không muốn mỗi tối phải vắt óc để lựa chọn phi tần vào thị tẩm mỗi đêm, Đường Kính Tông đã phát minh ra “phong lưu tiễn”. Theo ghi chép trong "Khai Nguyên Thiên Bảo Di Sự", Đường Kính Tông Lý Đam đã đặc biệt chế tạo ra một mũi tên bằng giấy, gói bên trong mũi tên này là bột thơm như xạ hương hoặc long diên hương. Ngày nay có thể hiểu “phong lưu tiễn” là máy bay giấy. Để thỏa mãn thú vui hoang lạc của mình, mỗi khi muốn vui vẻ Đường Kính Tông đều gọi tất cả các cung tần mỹ nữ đến và dùng mũi tên này phóng vào họ.
Cung nữ hoặc phi tần nào bị phóng trúng sẽ được phủ lớp bột thơm trên người, toàn thân tỏa mùi hương khiến nhà vui thích thú. Vì thế, thời ấy, đa số các cung tần mỹ nữ đều mong muốn được “phong lưu tiễn” bắn trúng, để được vua sủng hạnh.
Ngoài đam mê tửu sắc, hoang dâm vô độ, Lý Đam còn thích chơi bời, giỏi đá cầu, thích đánh vật với các lực sĩ, thường triệu nhiều người khỏe mạnh vào cung chơi đánh vật. Lúc cao hứng thì ban thưởng rất hậu cho những kẻ cùng đánh vật với mình, nhưng lúc nổi nóng thì ra tay đánh đập. Các hoạn quan cũng bị Kính Tông đánh rất nhiều nên sinh lòng ganh ghét, oán hận.
Cũng vì thế mà ngày đoạt mệnh của ông đến sớm, theo lịch sử ghi chép, đó là ngày 9 tháng 1 năm 827, tức tháng 12 ÂL năm Bảo Lịch thứ hai. Sau khi Kính Tông trở về từ cuộc săn bắn, lại cùng các hoạn quan Lưu Khắc Minh, Điền Vụ Trừng, Hứa Văn Đoan đá cầu trong cung, sau đó cùng họ uống rượu với khoảng 28 người khác. Sau một lúc ngủ say, Kính Tông thức dậy vào nhà xí, bỗng ngọn nến của ông bị tắt, bọn hoạn quan vốn oán hận Kính Tông đã nhân cơ hội này, giết chết Kính Tông ngay trong cung.
Cái chết tức tưởi của Đường Kính Tông để lại một đoạn lịch sử triều Đường rối ren, do bị hoạn quan lộng hành. Lúc bấy giờ Vương Thủ Trừng, Dương Thừa Hòa, Ngụy Tòng Gián nghe tin cung trung có biến động, đã tập hợp quân mã diệt tắc, đưa Giang vương Lý Hàm vào cung. Ngày 13 tháng 1, Giang vương Lý Hàm đăng cơ, đổi tên là Lý Ngang, tức Đường Văn Tông.
Sau khi Đường Văn Tông đăng cơ, Đường Kính Tông Lý Đam được dâng thụy hiệu đầy đủ là Duệ Vũ Chiêu Mẫn Hiếu hoàng đế và được an táng tại Trang lăng