Chuyện "thâm cung bí sử" giữa cung nữ và nhà vua trong Tử Cấm Thành bao đời nay luôn được các nhà làm phim chuyển thể và được cộng đồng yêu thích phim ảnh quan tâm. Thế nhưng, lại có những chuyện “động trời” kể về sự luyến ái giữa thái giám và cung nữ thì ít ai ngờ tới.
Cuộc sống hiện đại, quan hệ đồng tính được nhiều người ủng hộ và tôn trọng. Thế nhưng, những tưởng mối quan hệ này mới có ở hiện tại, nhưng không, thời xa xưa vốn đã xuất hiện mối quan hệ này. Bạn có biết, trong lịch sử của Trung Quốc từ lâu đã xuất hiện hai từ "đối thực". Có thể hiểu nôm na “đối thực” nghĩa là hai người đối diện cùng nhau dùng bữa. Từ này được gọi để ám chỉ những mối quan hệ “không tên” giữa thái giám và cung nữ, cung nữ và cung nữ trong cung. Vì cung nữ có chung hoàn cảnh cô đơn trong cung cấm, không được các Hoàng thượng để mắt. Hoặc là thái giám và cung nữ trở thành vợ chồng vì lẻ loi, buồn tủi mà nảy sinh tình cảm đồng tính. Họ cùng nhau sống trong Tử Cấm Thành, cùng nhau ăn cơm, cùng nhau an ủi những lúc khó khăn nhưng không thể chung chăn chung gối.
"Đối thực" xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Hán, theo ghi chép của "Hán thư". Cũng có tài liệu ghi lại rằng Hoàng hậu đầu tiên của Hoàng đế Ngô thời nhà Hán đã bị phế truất vì có mối quan hệ đối thực với cung nữ Vu Chúc.
Trải qua thời gian, ý nghĩa của "đối thực" dần dần thay đổi rất nhiều, từ tình yêu của cung nữ và cung nữ chuyển sang tình yêu của cung nữ và thái giám. Một khi cung nữ và thái giám phát triển quan hệ lâu dài, cung nữ được gọi là thái hộ của thái giám.
Hiện tượng "đối thực" phổ biến nhất vào thời nhà Minh và nhà Thanh, nhưng hoàng đế Chu Nguyên Chương lúc bấy giờ rất ác cảm với hiện tượng "đối thực", một khi bị phát hiện, thái giám chịu cực hình bằng cách lột da. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng địa vị của thái giám, mối quan hệ "đối thực" dần dần được triều đình chấp nhận.
Giống như vợ chồng, nếu thái giám và cung nữ vừa mắt với nhau thì có thể nhờ người mai mối giúp. Hai người quan tâm nhau như nam nữ bình thường trong tình yêu. Một khi đã thiết lập mối quan hệ thái hộ lâu dài và ổn định thì thái giám và cung nữ giống như ràng buộc vợ chồng, không thể nảy sinh tình cảm với người khác.
Nếu một trong hai có người thay lòng đổi dạ thì chắc chắn xung đột sẽ xảy ra. Thái giám với thái giám cũng có thể xảy ra mâu thuẫn rất gay gắt vì là tình địch của nhau, không khoan nhượng. Nếu như một trong hai qua đời thì người kia cũng phải thủ tiết, không được tái giá.
"Đối thực" về thực chất chỉ là biến tướng dị dạng của mối quan hệ của các nhân vật trong hậu cung. Để giải tỏa nỗi cô đơn trong hậu cung mà những tình cảm kì quái dần được phát triển. Trong mối quan hệ "đối thực" này, thái giám tuy đã mất đi năng lực sinh hoạt thông thường của đàn ông, nhưng về cơ bản họ vẫn có thuộc tính của nam nhân.
Cũng có những thái giám vì muốn hồi phục lại năng lực tình dục của mình mà nhẫn tâm làm những chuyện tàn độc để tạo thành thuốc. Tuy nhiên, một số hoạn quan không lấy vợ để làm bạn tâm giao mà chỉ dùng vợ làm công cụ để nịnh nọt người khác để leo lên địa vị cao hơn, nhiều quyền lực hơn.