Chẳng cần nịnh bợ sếp, thuộc 6 QUY TẮC ỨNG XỬ nơi công sở này chị em sẽ có cơ hội thăng tiến như diều gặp gió

Tâm sự cuộc sống 03/04/2021 03:08

Trong môi trường công sở thì đôi khi lời nói của sếp hay thái độ của đồng nghiệp không chỉ đơn giản như chúng ta nghĩ. Đôi khi họ còn có ý thể hiện khác, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều này.

Có những nguyên tắc ngầm trong môi trường công sở mà bạn phải nắm rõ nếu như muốn được sếp trọng dụng và đồng nghiệp tin cậy. Hiểu rõ được rồi thì làm chuyện gì cũng sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi cả.

Nguyên tắc giao tiếp đối với sếp là hiểu “ẩn ý” trong lời nói của sếp

Làm việc trong một tập thể, sẽ có những lúc bạn được nghe những lời rất thân tình từ sếp và bạn có thể vô tư tin vào đúng từng lời từng chữ của sếp. Nhưng khoan đã, tốt nhất là bạn nên cẩn thận thì vẫn hơn đấy. Bởi những gì sếp nói chưa chắc gì đã như vậy đâu, mà đôi khi còn có ý nghĩa khác nữa đấy nhé.

Thông thường các sếp thường nói cậy: “Mọi người phải luôn xem công ty như nhà của mình”. Thì thực chất là sếp muốn bạn phải làm việc hết mình giống như đang làm cho chính gia đình của bạn vậy, hết mình cống hiến mà không ngại gian nan, cực khổ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng cho rằng chỉ cần bạn làm hết mình thì sếp sẽ đền đáp lại cho bạn sự quan tâm, thân tình và những đặc quyền giống như ở gia đình bạn nhé. Nếu bạn nghĩ như thế thì quả là một sai lầm tai hại đó nha. Bởi câu “mọi người phải xem công ty như nhà của mình” từ sếp chính là muốn bạn làm việc như làm ở nhà bạn nhưng không thể hưởng thụ như hưởng thụ ở nhà bạn đâu nha.

Còn khi biểu hiện trong công việc của bạn thật xuất sắc, sếp thường xưng “anh em” với bạn. Thực ra là: sếp nói xem bạn như “anh em” chính là hy vọng bạn có thể hỗ trợ, giúp sức cho sếp, cho công ty một cách nhiệt tình giống như anh em đối đãi với nhau. Chứ bạn đừng quá kỳ vọng rằng mình có thể đồng vai đồng vế với sếp và được phân chia quyền lợi ngang hàng với sếp. Nếu bắt đầu có ý nghĩ này thì sớm muộn bạn cũng tự chuốc thảm bại cho mình mà thôi.

Chẳng cần nịnh bợ sếp, thuộc 6 QUY TẮC ỨNG XỬ nơi công sở này chị em sẽ có cơ hội thăng tiến như diều gặp gió - Ảnh 1
Nguyên tắc giao tiếp đối với sếp là hiểu “ẩn ý” trong lời nói của sếp. Ảnh minh họa: Internet

Còn khi Sếp nói: “Bây giờ chúng ta bắt đầu cùng nhau tạo dựng sự nghiệp, đừng tính toán danh lợi lúc này, tương lai chúng ta sẽ làm nên đại sự, đến lúc đó sẽ có tất cả”.

Nhưng thực ra đó chính là câu nói “hấp dẫn” nhất của sếp, đặc biệt là đối với những người trẻ mới ra trường không lâu với tràn đầy nhiệt huyết và tự tin thì câu nói này càng có sức thuyết phục họ. Kỳ thực, có rất ít người có thể cùng nhau đi đến cuối cùng, bởi vì những gian nan thử thách của buổi đầu khai nghiệp cùng với những động thái ngầm của không ít người mà sếp từng thấy, cho nên không vị sếp nào hy vọng bạn – người biết rõ tình hình của công ty – trở thành quả bom hẹn giờ bên cạnh sếp. Chẳng qua là vì những nhu cầu cho buổi đầu lập nghiệp nên sếp hiểu rằng việc cần phải giải quyết nhất định chính là hợp tác với bạn.

“Cùng nhau lập nghiệp” của sếp chính là muốn bạn hiểu rõ rằng: mọi người cùng phấn đấu cho sự nghiệp là thật, nhưng bạn đừng quên đó là sự nghiệp của ai.

Do đó, nếu sau này Sếp bạn có nói những lời như trên hay một câu nói nào bất kì thì hãy suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra quyết định trả lời đấy nhé. Hiểu được những ý nghĩa sâu xa từ lời nói của sếp rồi và có những hành động phải phép thì chuyện sếp tính nhiệm mà thôi.

Nguyên tắc giao tiếp đối với đồng nghiệp nên khéo léo và có chừng mực

Trong khi giao tiếp với sếp luôn cần có sự cân nhắc đúng mực và sáng suốt trong mọi tình huống. Thì giao tiếp với đồng nghiệp cũng đòi hỏi không ít nghệ thuật và sự khéo léo để có thể tránh việc thị phi hay những rắc rối không đáng có. Để có thể giữ mối thâm giao và được lòng của các đồng nghiệp thì tốt nhất là bạn nên nhớ nằm lòng những điều sau:

- Không nên tạo bè kết phái và phát tán thông tin nhỏ giọt

Nơi làm việc không nên có thái độ tự tư tự lợi bằng cách tạo bè kết phái, bởi lẽ điều này rất dễ sinh ra tâm lý đối lập và sự thiếu đoàn kết nội bộ.

Ngoài ra, những thông tin truyền miệng kiểu nhỏ giọt cũng khiến vấn đề giao lưu giữa những người làm việc với nhau dễ sinh hiểu lầm, mâu thuẫn. Từ đó khiến cả tập thể luôn bất mãn và ngờ vực lẫn nhau.

Chẳng cần nịnh bợ sếp, thuộc 6 QUY TẮC ỨNG XỬ nơi công sở này chị em sẽ có cơ hội thăng tiến như diều gặp gió - Ảnh 2
Nguyên tắc giao tiếp đối với đồng nghiệp nên khéo léo và có chừng mực. Ảnh minh họa: Internet

- Không nên hợp tác với thái độ càu nhàu không ngớt

Dù là công việc có thuận lợi hay khó khăn thế nào đi chẳng nữa, bạn cũng nên học cách giữ thái độ tích cực và cởi mở. Không nên hợp tác với thái độ càu nhàu không ngớt, bởi điều này đồng nghĩa với việc bạn đang thiếu chuyên nghiệp. Tâm trạng bực bội thường trực và luôn miệng phàn nàn không những ảnh hưởng tiến độ công việc chung của cả tập thể mà còn đánh mất hình tượng của bạn trong mắt cấp trên và mọi người xung quanh nữa đó nha.

Ngoài ra, thói quen gặp ai cũng kể khổ càng không nên mang theo trong công việc. Hành động này chỉ khiến bạn trở nên yếu kém và thiếu tự tin mà thôi.

- Không nên “thêm dầu vào lửa”

Bạn có thể mạnh dạn thể hiện cái tôi và năng lực trước mắt sếp nhưng không nên có xu hướng “gió chiều nào theo chiều đó” và nhất là “thêm dầu vào lửa”. Đứng trước bất cứ vấn đề nào, của ai, tích cực hay tiêu cực, bạn chỉ nên có thái độ khách quan nhất, điềm tĩnh nhất để tránh đắc tội người khác. Bởi lẽ, nếu bạn có những xu hướng thế này thì sớm muộn cũng bị đồng nghiệp tẩy chay mà thôi, từ đó vị thế của bạn cũng không còn đâu.

- Không nên biểu hiện thái quá

Đôi khi bạn cảm thấy khó hiểu tại sao sự nhiệt tình, tích cực của mình lại khiến người khác tỏ ra khó chịu? Lúc này, bạn nên nhìn nhận lại xem cách thể hiện của mình đã đúng mực hay chưa. Ở nơi làm việc, bạn cần có nghệ thuật biểu đạt riêng, không thể tùy tiện như các trường hợp sinh hoạt hằng ngày. Tốt nhất là không nên có những lời nói hay hành động theo tâm trạng, chẳng hạn như đập bàn, động tay động chân, cười ha hả hoặc tức giận quá khích,...

7 câu nói kẻ thao túng thường dùng để đổ lỗi cho bạn và che giấu bản chất của họ

Những kẻ thao túng thường rất giỏi nói dối và đánh lừa mọi người xung quanh. Họ lợi dụng các thủ thuật thao túng và kiểm soát suy nghĩ để có được điều họ muốn và lợi dụng bạn.

TIN MỚI NHẤT