Chờ cho chị gái tôi vừa về, chồng tôi lớn tiếng quát mắng ầm ĩ: “Cô nghĩ nhà mình lắm tiền lắm à? Mừng tuổi thì 'chỉ gọi là', sao cô mừng tuổi nhiều vậy. Nội ngoại phải đều nhau, công bằng chứ”.
- Hớn hở cưới được cô vợ trẻ đẹp, còn chưa kịp hưởng thụ đêm tân hôn trong mơ, cô ta đã hiện nguyên hình là người đàn bà hám vật chất
- Vợ chồng đang 'ân ái' cao trào, mẹ chồng ngang nhiên mở cửa bước vào, chồng tôi nhỏ nhẹ góp ý lại nhận được câu nói ‘ngang như cua’ của bà
Vì chuyện mừng tuổi các cháu mà năm nào hai vợ chồng tôi cũng cãi nhau kịch liệt.
Năm nay không ngoại lệ. Trước Tết, chồng nói với tôi: "Mừng tuổi các cháu gọi là thôi, cho nhiều tiền trẻ con cũng hư. Em lì xì các cháu hai bên như nhau, năm mươi ngàn mỗi đứa, bỏ vào bao lì xì cho đẹp. Nhà cả đống cháu, bao nhiêu mới vừa".
Nhà chồng tôi có tới năm anh chị em, còn nhà tôi chỉ có hai người, tôi và chị gái. Anh chị em hai bên gia đình đều đã xây dựng gia đình, nên số lượng cháu không hề ít. Tết về, bọn nhóc chỉ tập trung một bữa thôi là nhà cửa ồn ào, khuấy động.
Mùng ba Tết, chị gái sau khi đón Tết ở nhà chồng đã dẫn hai đứa nhỏ qua nhà tôi chơi. Thấy dì, hai đứa cháu vui quá hét vang lên.
Tôi mừng mỗi đứa một bao lì xì Tết. Chẳng may đứa bé út rút tiền nghịch, để lộ tờ 200 ngàn đồng, chồng tôi vừa từ trong bếp chạy ra sững sờ, rồi mặt sầm sì, vẻ tức giận lộ ra mặt.
Chờ cho chị gái tôi vừa về, chồng tôi lớn tiếng quát mắng ầm ĩ: “Cô nghĩ nhà mình lắm tiền lắm à? Mừng tuổi thì 'chỉ gọi là', sao cô mừng tuổi nhiều vậy. Nội ngoại phải đều nhau, công bằng chứ”.
Anh dằn hắt nhìn tôi, mặt cau có. Tôi giận run người, không muốn giải thích nữa, mở tủ đưa anh một tờ giấy. Lúc này anh mới ngớ người ra. Đó là tờ giấy chứng minh tôi đã thanh toán đầy đủ tiền nợ, cả gốc và lãi.
Chuyện là thế này. Năm ngoái thôi, tôi vay 200 triệu để vợ chồng mở quán cà phê. Cứ nghĩ hai vợ chồng tằn tiện chịu thương chịu khó rồi trời sẽ thương để có tiền nuôi con ăn học.
Thế rồi dịch bệnh bất ngờ đổ xuống. Quán lại nằm chỗ vắng, trong khi đó chúng tôi lại phải gánh tiền mặt bằng cao do thuê diện tích lớn, tiền trang trí nội thất lớn, tiền nhân viên... Trăm thứ đổ lên số tiền ít ỏi tôi vay được.
Khách chưa kịp biết đến quán thì quán lại đóng cửa lần hai do dịch bệnh tái bùng phát. Chúng tôi đã hết tiền cầm cự, quán sang nhượng chẳng ai mua, tiền lãi thì hàng tháng phải trả không kém một đồng nào.
Tôi chỉ còn biết cắn răng chịu đựng, dẹp quán về nhà. Chồng tôi lại đi làm công, ai cần sửa điện sửa nước thì làm, còn không cũng rảnh rỗi chỉ đưa đón các con đi học. Hàng tháng, các khoản tiền thi nhau xuất hiện: tiền ăn, tiền mặc, tiền học hành, tiền thuốc thang cho mẹ chồng... hai vợ chồng nai lưng ra làm vẫn không đủ. Thời buổi dịch bệnh khó khăn, làm gì cũng đầy trở ngại.
Chị tôi biết chuyện thương tôi quá. Hôm ấy tôi đến nhà chơi, cả anh và chị kéo tôi ra bàn uống nước. Chị đặt 200 triệu trước mặt và nói: "Đây là phần tiền anh chị dành dụm được, giờ cũng chưa làm gì. Chị đưa em trả nợ cho người ta để đỡ vất vả trả lãi hàng tháng. Em cũng đừng nói gì với chồng, để chú ấy biết còn khoản nợ mà cố gắng, chứ dạo này thấy chú ấy nhàn rỗi quá. Vợ chồng bảo ban nhau làm ăn, lúc nào có trả chị".
Tôi rơi nước mắt. Chị thương mình nhiều quá, chẳng biết đền đáp kiểu gì cho chị đây.
Tết này bận quá, tôi cũng chưa mua được bộ quần áo nào cho các cháu nên tôi gửi tiền vào hai bao lì xì nhờ chị mua hộ. Nếu biết đưa tiền vậy chắc chắn chị từ chối rồi vì biết rằng tôi đang rất vất vả.
Chồng tôi nghe xong điếng người. Anh gần như sụp xuống chân tôi. Anh không hề biết có người lại tốt với vợ chồng tôi như vậy. Từ hôm ấy, anh tu chí hẳn, lo lắng trả khoản nợ cho gia đình.