Trong văn hóa tâm linh của người châu Á, ba linh vật lân - sư - rồng là biểu trưng cho sức mạnh phi thường, đem đến phát đạt và hanh thông trong công việc lẫn cuộc sống, vì vậy nên người xưa quan niệm rằng điệu múa lân này sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng.
- Đúng 12h30 trưa ngày mai (29/6/2024), 3 con giáp Trời thương Phật độ, sự nghiệp 'một bước lên mây', càng già càng giàu sang phú quý
- Đúng 17h30 chiều mai, thứ Bảy 29/6/2024, Thần Tài 'đại giá quang lâm', 3 con giáp hốt hết lộc thiên hạ, tiền bạc vào nhà ngập tràn, hạnh phúc viên mãn đến trọn đời
Múa lân sư rồng là màn biểu diễn có sự xuất hiện của biểu tượng rồng, kỳ lân, sư tử nên gọi lại là múa lân sư rồng hoặc dân gian gọi ngắn gọn là múa lân. Bây giờ bộ môn này đã trở thành hình thức nghệ thuật biểu diễn kết hợp võ. Đây là một loại hình biểu diễn phổ biến thường gặp ở các dịp khai trương, Tết, lễ hội, Trung thu, cưới hỏi...
Theo truyền thuyết, múa kỳ lân Trung thu có nguồn gốc từ sự tích Phật Di Lặc hạ trần chế ngự kỳ lân giúp đỡ bảo vệ dân làng. Bây giờ kỳ lân là một loài linh vật hiền lành may mắn. Nhưng trong truyền thuyết, kỳ lân trước đây là một hung thú. Kỳ lân thường xuống núi phá hoại con người, đặc biệt dịp trăng sáng Trung thu.
Để giúp đỡ dân lành, Phật Di lặc đã hóa thân thành ông Địa bụng phệ, trên tay cầm quạt mo, mặc áo sặc sỡ xuống cho lân ăn cỏ linh chi. Sau khi ăn cỏ linh chi nên kỳ lân đã được thu phục thành một linh vật hiền lành không ăn thịt nữa mà chỉ ăn cỏ. Kỳ lân từ đó trở thành con vật hiền, mang lại may mắn. Do đó hàng năm dịp trung thu người dân tổ chức múa lân để cảm tạ ơn đức Phật di lặc và để xua đuổi tà khí ma quỷ.
Một nhân vật không thể thiếu trong bài múa chính là ông Địa (được xem là hiện thân của Đức Phật Di Lặc), mặc áo dài, tay cầm quạt phe phẩy, vừa xoa xoa chiếc bụng phệ vừa trêu ghẹo chú lân và những người xem biểu diễn, khuôn mặt lúc nào cũng tươi cười hiền lành. Cũng có truyền thuyết kể lại rằng sau khi hàn phục được quái vật (con lân) chuyên phá hoại trên bờ, mỗi lần Tết đến Đức Di Lặc sẽ hóa thân thành ông Địa dẫn quái vật xuống chúc Tết mọi người, biểu trưng cho cái ác hóa lành.
Người xưa cho rằng ông Địa và lân đi đến đâu là sẽ mang phúc lộc đến cho nơi đó bởi vì họ quan niệm con lân có thể xua đuổi được tà ma còn ông Địa sẽ mang điềm lành đến cho nhân gian. Bên cạnh đó hình ảnh ông địa trêu ghẹo, xoa đầu lân sư rồng cũng thể hiện mối quan hệ giữa vạn vật trong nhân sinh đều gắn bó hòa hợp, sâu sắc.
Ngày khai trương là khởi đầu cho những chuỗi ngày làm ăn. Hôm khai trương được xem là dấu hiệu báo cho sự phát tài hay xui xẻo. Đoàn múa lần được mời tới múa trước cửa để khai trương nhằm khuấy động thu hút sự quan tâm của khách hàng, để giới thiệu về hoạt động của gia chủ.
Múa lân sư khai trương còn giúp xua đuổi tà khí, thú dữ ma quỷ phá hoại hoạt động làm ăn của gia chủ. Hơn nữa múa lân sư mang lại không khí vui vẻ tốt lành tăng hưng phấn, tạo may mắn cho gia chủ.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm.