Mâm cỗ cúng Rằm Tháng Giêng cần chuẩn bị những gì? Chuyên gia gợi ý bài cúng cầu bình an năm 2022

Tâm linh - Tử vi 13/02/2022 06:15

Chuyên gia cho biết, theo quan niệm của người Việt, ngày rằm đầu tiên trong năm sẽ được người Việt chú trọng.

Theo quan niệm xưa của người Việt, Rằm Tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ Tết lớn trong năm. Có lẽ vì vậy mà người xưa đã có câu: "Giỗ Tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng".

Chia sẻ với Dân Việt, Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển cho biết, theo quan niệm của người Việt, ngày rằm đầu tiên trong năm sẽ được người Việt chú trọng.

Ram Thang Gieng 2
Ảnh minh họa: Internet

Mâm cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị:

- Mâm cỗ cúng Phật bao gồm:

+ Hoa quả tươi được bày vào đĩa

+ Chè xôi

+ Các món đậu

+ Canh xào chay

+ Bánh trôi nước

Cỗ chay tùy loại sẽ có 10 đến 25 món khác nhau, trong đó, các món ăn phải có màu sắc phong phú, đẹp mắt tượng trưng cho ngũ hành.

- Mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm:

+ 4 bát ninh măng, bát miến, bát mọc.

+ Đĩa thịt lợn hoặc thịt gà, đĩa giò hoặc chả, đĩa nem thính hoặc đĩa xào, đĩa dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.

+ Hương, hoa tươi, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu trắng, thuốc lá...

Các vật phẩm khác như:

- Hương hoa vàng mã

- Đèn nến

- Trầu cau

- Rượu.

GS-TS Nguyễn Chí Bền - nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam chia sẻ trên VietNamNet, nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (11h đến 13h). Người xưa cho rằng, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Trong ngày lễ này, tùy vào điều kiện gia đình và phong tục vùng miền mà có mâm cỗ khác nhau. Ngoài các đồ lễ như: Hương, hoa tươi, một chút vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ mặn để cúng gia tiên.

Ram Thang Gieng 1
Ảnh minh họa: Internet

Bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, các gia đình có thể tham khảo:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

- Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

- Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

- Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ...............................................

Ngụ tại:........................................................................

Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 ở ngoài trời gồm những gì?

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 ngoài trời dành để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.

TIN MỚI NHẤT