Chưng cây mía trên bàn thờ gia tiên ngày Tết có ý nghĩa gì? Cách chọn mía ngon ngọt, chưng đến tận năm sau!

Tâm linh - Tử vi 06/01/2024 11:21

Vào dịp Tết đến Xuân về, cây mía được sử dụng trên khu vực bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa sâu xa và là ước mong lớn lao của ông bà tổ tiên để lại cho con cháu.

Cây mía tượng trưng cho sự giao hòa trời - đất, kết nối hai thế giới âm - dương. Tán lá tượng trưng cho mây, trời. Gốc, rễ tượng trưng cho đất, nguồn cội. Những dóng mía lúc này như những nấc thang nối liền đất - trời, âm - dương, dẫn đón linh hồn tổ tiên từ trên trời trở về hạ giới để sum vầy cùng con cháu trong những ngày đầu tiên đầy ý nghĩa của năm mới.

Khi chọn cây mía làm sản vật thờ cúng, cha ông ta đã gửi vào đó những ước mong gắn liền với đặc trưng vốn có của cây mía. Ví dụ như vị ngọt của mía tượng trưng cho vị ngọt của cuộc sống với những điều may mắn, tốt đẹp. Cũng từ vị ngọt của mía, người ta mong muốn giữ sự ngọt ngào từ năm cũ sang năm mới để kì vọng mọi việc trong năm mới được êm ngọt.

Chưng cây mía trên bàn thờ gia tiên ngày Tết có ý nghĩa gì? Cách chọn mía ngon ngọt, chưng đến tận năm sau! - Ảnh 1
 

 

Chưng cây mía trên bàn thờ gia tiên ngày Tết có ý nghĩa gì? Cách chọn mía ngon ngọt, chưng đến tận năm sau! - Ảnh 2
Cây mía chưng trong nhà. Ảnh: Internet

Hay như sự rắn chắc, mạnh mẽ vươn cao của cây mía tượng trưng cho sức khoẻ và sự thành công... Chính vì vậy, cây mía không chỉ đơn thuần là sản vật dâng cúng gia tiên mà đã trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh của người Việt. Biểu tượng đó nếu được giữ gìn sẽ giúp cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc thêm đậm đà.

Hình ảnh bông mía được xem là sự kết thúc và cũng là khởi đầu một cuộc sống mới. Theo quan niệm tái sinh luân hồi (hạt cây mía chứa cả nhị đực và nhị cái), những bông mía bay vào không trung tựa như cát bụi lại trở về với cát bụi và bắt đầu một kiếp người mới.

Chưng cây mía trên bàn thờ gia tiên ngày Tết có ý nghĩa gì? Cách chọn mía ngon ngọt, chưng đến tận năm sau! - Ảnh 3
 

 

Chưng cây mía trên bàn thờ gia tiên ngày Tết có ý nghĩa gì? Cách chọn mía ngon ngọt, chưng đến tận năm sau! - Ảnh 4
Cây mía có ý nghĩa đặc biệt. Ảnh: Internet

Mỗi dịp Tết cổ truyền, bên cạnh mâm ngũ quả tượng trưng cho âm dương - ngũ hành, nhiều gia đình thường chọn hai cây mía thật to, thật thẳng để dựng hai bên bàn thờ tổ tiên. Thờ mía cũng là thờ cội nguồn Phật giáo.

Khi mua mía, chọn mía có màu "sương muối" hay màu "đen"?

Mía tươi chất lượng cao nhìn chung có lớp sương muối rõ ràng trên bề mặt, lớp sương muối này không phải là “tro”, cũng không phải là chất bẩn mà là phản ứng tiết ra của mía chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn và tự nhiên tràn ra ngoài. Do đó, bề mặt mía thường có sương muối nhiều, mía khi ăn sẽ ngọt và ngon hơn, còn nếu là mía ít hoặc không có sương muối thì chắc chắn sẽ không ngon và không ngọt.

Chưng cây mía trên bàn thờ gia tiên ngày Tết có ý nghĩa gì? Cách chọn mía ngon ngọt, chưng đến tận năm sau! - Ảnh 5
 

 

Chưng cây mía trên bàn thờ gia tiên ngày Tết có ý nghĩa gì? Cách chọn mía ngon ngọt, chưng đến tận năm sau! - Ảnh 6
Cách chọn mía ngon. Ảnh: Internet

Lựa chọn mua mía phù hợp là nên mua loại mía không dày hay mỏng, nhìn chung cây mía có đường kính khoảng 4,5 cm là tương đối không dày không mỏng (không to không bé), độ trưởng vừa đủ, các chất dinh dưỡng và độ ẩm bên trong tương đối bình thường thì sẽ ngọt hơn và ngon hơn khi ăn.

Nhìn chung, cây mía chất lượng cao mọc rất thẳng, dù dài cũng mọc rất thẳng và cứng thành một hàng, nếu cây mía càng mọc cong, hoặc thẳng và cong thì cây mía đó thường không hút được dinh dưỡng và hương vị nói chung không đủ ngọt.

Những cây mía này đều được trồng trên chậu từ đầu tháng 2 Âm lịch. Đến Tết, chúng cao khoảng hơn 1m, vừa đủ đẹp để chưng Tết.

Sau khi chưng Tết, những cây mía này có thể ăn. Hơn nữa, khi chặt tận gốc, gia đình nào biết chăm sóc thì năm sau vẫn có thể sử dụng thành cây cảnh chơi Tết.

 

 

Nguyên tắc 'Đông bình tây quả' khi dâng trái cây lên bàn thờ, biết ý nghĩa này, cả đời giàu sang, phát tài

Việc dâng trái cây lên bàn thờ Phật hay bàn thờ Gia tiên tuân thủ đúng nguyên tắc này mang lại tài lộc, phát tài cho cả gia đình.

TIN MỚI NHẤT

6 năm lấy nhau chồng không cho vợ về quê chồng và sự thật đau đớn Tôi và chồng lấy nhau nhưng không được lòng gia đình bên chồng. Ngày trước cha mẹ chồng tôi chê tôi lớn hơn chồng 2 tuổi thì không xứng. Mẹ chồng tôi lại có tiếng khó tính, tôi nghe chồng tôi kể hai chị dâu của anh khổ sở đủ đường với bà. Nhưng chồng tôi thì một mực lấy tôi. Sau đó thì tôi nghe chồng mình nói ông bà không thích tôi về quê, hai người chỉ muốn nhìn cháu và con trai. Tôi nghe vậy cũng buồn lắm. Tính ra tôi cũng xinh xắn, kiếm tiền được, sinh hẳn hai đứa cháu kháu khỉnh. Ông bà cũng chưa từng chung sống với tôi thì làm sao biết tính tôi có tốt hay không? Nhưng dù sao thì cũng là cha mẹ của chồng mình, tôi không thể trách móc mãi. Cho đến nay đã 6 năm, chỉ đúng một lần về quê trước khi cưới, sau đó tôi không hề đặt chân về quê chồng. Dù tôi và chồng đều là dân tỉnh lên Sài Gòn sống nhưng tôi chưa từng phải chịu cảnh ăn Tết nhà chồng. Cứ lễ Tết là chồng tôi lại dẫn con về quê nội, tôi thảnh thơi về quê ngoại. Vài lần tôi nghĩ dù sao mình cũng là phận dâu con nên nói chồng để tôi về thăm cha mẹ chồng. Nhưng chồng tôi khăng khăng từ chối, anh dịu giọng nói không muốn tôi chịu ấm ức, cứ để anh lo là được. Tôi nghe thế mà yên tâm, thấy càng thương chồng hơn. Tôi nào ngờ, người chồng hiền lành của mình lại giấu giếm một bí mật đáng khinh suốt 7 năm chung sống với tôi. Cách đây khoảng 3 tháng, mẹ chồng của tôi nhập viện vì tai biến. Chồng tôi xin nghỉ làm về chăm nom mẹ. Vài ngày sau thì tôi nghe tin mẹ chồng qua đời. Tôi vội vàng bắt xe về quê chồng ngay mà chưa kịp báo với chồng. Qua 3 ngày làm đám tang cho mẹ chồng thì tối hôm đó tôi phát hiện chồng mình lén lút đi ra khỏi nhà từ cổng sau. Tôi linh tính có điều lạ nên bèn đi theo sau anh. Tôi thấy chồng mình đi vào một căn nhà nhỏ, trước sân có một người phụ nữ chống nạn đứng đợi anh - Ảnh minh họa: Internet Tôi thấy chồng mình đi vào một căn nhà nhỏ, trước sân có một người phụ nữ chống nạn đứng đợi anh. Anh đi đến một tay ôm, một tay nắm tay đưa cô ta vào nhà. Tôi đứng ở ngoài nhìn qua ô cửa sổ thì thấy hai người chẳng khác gì cặp tình nhân lâu ngày gặp lại. Không chỉ ôm ấp, họ còn hôn nhau, nói chuyện vui vẻ. Tôi chưa bao giờ thấy chồng mình dịu dàng như thế. Rồi tôi thấy chồng đưa cho cô ta một phong bì, chắc là có tiền trong đó. Đêm đó, sau khi bị tôi truy hỏi không có đường lui thì chồng tôi cũng thú nhận. Người phụ nữ kia là người yêu cũ của chồng tôi. Cả hai từng yêu nhau sâu đậm cho đến khi cô ta bị tai nạn phải cắt mất một chân. Chính điều này khiến cha mẹ chồng tôi không cho phép họ lấy nhau. Sau đó anh bỏ vào Sài Gòn thì gặp được tôi. Anh thú nhận mình vẫn còn tình cảm với tình cũ. Anh tìm cách nói với cha mẹ chồng để tôi không phải về quê anh dịp lễ Tết. Nhưng không phải vì thương tôi, mà là vì anh tìm cơ hội để về thăm người cũ. Anh không chỉ qua lại với cô ta mà còn đưa tiền trợ cấp hàng tháng. Anh cầu xin tôi tha thứ cho anh, người phụ nữ kia rất đáng thương. Cô ta không có gia đình, chân lại tật nguyền, anh chỉ xin tôi cho phép anh phụ giúp cô ta tiền bạc. Anh thề sẽ không bao giờ gặp lại người yêu cũ nữa. Nghe chồng thú tội tới đây thôi mà tôi như chết lặng. Hóa ra suốt 7 năm nay tôi chung sống với người chồng ngoại tình mà không hay biết. Chỉ vì tin những lời ngọt ngào anh nói mà tôi bị lừa dối trắng trợn. Giờ anh còn ra điều kiện phải để anh nuôi cô ta à? Tôi thật sự không thể chịu nổi. Nhưng với dáng vẻ khổ sở của chồng vì cô ta, liệu khi biết tôi không đồng ý thì anh có bỏ vợ con theo bồ không? Vậy tôi phải làm gì đây?

Tâm sự Eva 1 giờ 43 phút trước