Vào ngày Tết Thanh Minh, nhiều người thường chuẩn bị đồ cúng với mong muốn được tổ tiên giúp đỡ, phù hộ cho một năm làm ăn tấn tới. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bài văn khấn cúng Tết Thanh Minh tại nhà khác với cúng ngoài mộ.
- Một số hình ảnh nổi bật trong lễ hội Đền Hùng Phú Thọ
- Tìm hiểu về lễ hội Đền Hùng - một di sản giá trị của dân tộc
Theo dân gian, Tết Thanh Minh được coi là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên. Ngoài cúng tại mộ thì cúng Tết Thanh Minh trong nhà cũng là điều mà các gia chủ nên chú ý.
Trong khi hành lễ cúng gia thần, gia tiên của ngày Tết Thanh Minh đều có hai hình thức là vái và lễ. Vái thì các ngón tay đan vào nhau còn lễ thì hai bàn tay áp vào nhau và đều đặt ở ngang trước ngực. Vái hay lễ đều chỉ được thực hiện sau khi lễ vật đã đặt lên bàn thờ và đèn nhang đã thắp. Người làm lễ sau khi đã châm lửa, kính cẩn dùng hai tay dâng các nén hương ở vị trí ngang chán, vái ba vái rồi mới cắm hương vào bát hương. Sau đó người lễ khấn theo bài cúng gia tiên. Khấn xong vái ba vái rồi chờ hương cháy gần hết mới hóa vàng.
Bài cúng Tết Thanh Minh tại gia
Đối với người dân Việt, Tết Thanh Minh là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày 3/3 âm lịch hằng năm cũng cố gắng về với gia đình để tảo mộ, sum họp bên mâm cơm gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.
Dưới đây là bài văn khấn cúng Tết Thanh Minh tại nhà được nhiều gia chủ tin tưởng nhất.
Hôm nay là ngày... tháng... năm...
Nay con giữ việc phụng thờ tên là..., ... tuổi, sinh tại xã..., huyện..., tỉnh... cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.
Kính dâng lễ bạc, trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp.... Kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.
Lưu ý khi làm lễ cúng Tết Thanh Minh
Trong quá trình làm lễ cúng Tết Thanh Minh, kể cả tại nhà hay ngoài mộ, gia chủ cần lưu ý mấy điều sau:
- Khi đi cúng tế và tảo mộ cần phải chân thành. Trong quá trình tảo mộ không nên làm lộn xộn quá nhiều các mảnh đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Không nên đi cúng tế ở nơi hẻo lánh, tốt nhất nên đi những con đường mà mọi người hay đi để tránh gặp nguy hiểm. Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy sẽ dễ nhiễm tà khí, nếu như thật sự cần đi thì nên đi cùng nhiều người.
- Khi tảo mộ, không nên giẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác, nếu không sẽ đem lại điều không may cho bản thân. Đặc biệt là những trẻ vị thành niên lại càng cần phải chú ý.
- Nếu như con gái đi tảo mộ, tốt nhất là tránh trong thời kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ có thai cũng không nên đi tảo mộ.
- Tảo mộ thường là khoảng thời gian người thân tụ tập lại với nhau, lúc này cần chú ý không được chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ.
- Theo quan niệm dân gian, Tết Thanh Minh không nên mua giày vì trong tiếng Trung, từ “giày” và từ “tà” (tà khí) đọc giống nhau. Trong khoảng thời gian này âm khí rất nặng, do vậy không nên đi đêm, nếu như có việc cần phải đi đêm thì nên đem theo một số vật tránh tà.
- Tết Thanh Minh không nên mời thầy pháp theo cúng lễ sinh tốn kém. Chỉ gia đình, họ tộc tự đi tảo mộ, tự khấn vái là được để tỏ lòng thành tâm là được.
Trên đây là bài văn khấn cúng Tết Thanh Minh tại nhà cùng một số lưu ý khi cúng bái vào ngày lễ này để gia chủ tham khảo. Để mọi sự diễn ra thuận lợi, tốt nhất là nên tìm hiểu kỹ mọi thứ và chuẩn bị thật chu đáo từ trước.
>>> Xem thêm: Giới thiệu hai bài văn khấn cúng Tết Thanh Minh ngoài mộ