2 điều Phật dạy cách hiếu thảo với cha mẹ tưởng dễ mà khó

Tâm linh - Tử vi 02/11/2017 17:33

Hiếu thảo với cha mẹ theo lời Phật dạy là đứng đầu muôn hạnh, là một đạo đức cần có ở mỗi người.

Đức Phật dạy: “Hiếu thảo đứng đầu muôn hạnh”; “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Dù là con trai, con gái hay con dâu thì hiếu thảo vẫn là cái nết tốt đứng đầu, hiếu thảo là đạo trọng. Từ xưa tới nay, hiếu thảo được xem là đạo lý làm người, là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Từ lúc mang con trong lòng, sinh con ra cho đến lúc con trưởng thành, cha mẹ phải vất vả nhọc nhằn, tốn hao biết bao mồ hôi nước mắt, công sức, dành hết tâm tư tình cảm cho con, chỉ mong con nên vóc nên hình, khôn lớn thành người.

Khi sinh con ra, ngay cả cái tên cha mẹ cũng chọn lựa cho tốt để đặt cho con. Cái tên phải hay, phải đẹp, có ý nghĩa, cha mẹ đem niềm kỳ vọng, mơ ước của mình gởi gắm vào đó. Cha mẹ nào cũng vậy, luôn mong ước con mình khi trưởng thành sẽ là người đầy đủ tài năng, đức hạnh, trở thành người hữu dụng cho xã hội.

Để con có mặt trên cuộc đời này, mẹ phải mang thai con chín tháng mười ngày, cha phải túc trực cận kề chăm lo săn sóc.

Con cái lớn lên có bay nhảy ở đâu, hưởng thụ niềm vui từ mọi ngả nhưng khi vấp ngã thì chỉ có mẹ cha dang tay giúp đỡ, nâng niu. Ơn cha nghĩa mẹ đời này kiếp này không bao giờ có thể trả hết. Nói báo hiếu cũng chỉ như muối bỏ bể mà thôi.

2 điều Phật dạy cách hiếu thảo với cha mẹ tưởng dễ mà khó - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Dưới đây là 2 việc con cái làm, có thể phần nào khiến cha mẹ yên tâm, vui vẻ.

Anh em hòa thuận

Gia đình là chỗ dựa, cũng là tâm huyết cả đời của cha mẹ. Bậc làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn anh em trong nhà vui vẻ, đầm ấm, xây dựng không khí tình thân. Chỉ cần người nhà đối với nhau thân tình, thuận hòa, bên nhau khi vui khi buồn, chia sẻ khó khăn, tương trợ hoạn nạn là cha mẹ đã cảm thấy yên lòng.

Con nào cũng là con, nếu xảy ra mâu thuẫn thì người cha người mẹ ở giữa khó phân xử, cũng cảm thấy lo lắng, muộn phiền. Vì ngoài cha mẹ ra, trên đời này, người gần gũi nhất, ruột thịt nhất chính là anh em trong nhà. Cha mẹ tuổi già, sức yếu thì anh em nương tựa lẫn nhau, ấy chính là niềm vui, niềm hạnh phúc, cũng là sự an tâm lớn nhất.

Tu dưỡng bản thân

Không cần đâu xa xôi, mang cơm ngon, quần áo đẹp tới cho cha mẹ, muốn tích nghiệp lành, muốn cầu chữ hiếu thì tu thân dưỡng tâm, trưởng thành và khỏe mạnh. Vì con cái là tài sản vô giá của cha mẹ, nên chỉ cần con cái bình an, hạnh phúc, tốt đẹp là đã đền đáp công ơn sinh dưỡng.

Phật giáo đã dạy, không để cha mẹ phiền lòng chính là đạo hiếu. Để cha mẹ lo buồn cho mình, chính là bất hiếu. Viên mãn nhất đời cha mẹ chính là sự thành công của con cái. Đức hạnh tốt, phẩm chất cao đẹp, thành người thiện lương, chỉ cần 3 điều đó thôi là đủ.

Bất cứ ai cũng là con của cha mẹ và rồi làm cha mẹ của con, cuộc đời xoay vòng trong chữ hiếu và đạo hiếu. Cha mẹ vì ta mà hi sinh, ta lại hi sinh cho những đứa con. Đó là gốc rễ, cội nguồn và là đạo lý chân chính nhất của cuộc đời này. Hãy luôn sống để làm tròn chữ hiếu với cha mẹ và nuôi dạy con cái theo đức hiếu sinh.

Lời Phật dạy về sự nóng giận, sân si, phụ nữ nên ghi nhớ

Nóng giận hay cáu bẳn là cội nguồn của những tạp niệm xấu. Nó có thể dẫn con người đến những điều kinh khủng nhất như lầm đường lạc lối, thị phi, tranh cãi, tâm phiền muộn đến suốt cuộc đời.

TIN MỚI NHẤT