Đau thần kinh tọa khi mang thai là gì? Các giải pháp giúp ngăn ngừa và làm giảm cơn đau!

Sức khỏe mẹ bầu 29/03/2023 15:10

Đau thần kinh tọa là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ.

Khi mang thai, tất cả các loại đau nhức mới xuất hiện, trong đó, nhiều chị em phụ nữ đã xếp đau thần kinh tọa vào list những điều tồi tệ nhất khi mang thai. Tuy mức độ nghiêm trọng và tần suất của cơn đau thần kinh tọa khác nhau ở mỗi người, nhưng có thể khẳng định là những cơn đau này chẳng dễ chịu chút nào. May mắn thay, bạn có thể thực hiện một số bước để cố gắng ngăn ngừa hoặc ít nhất là điều trị triệu chứng mang thai phổ biến này nhé. Cụ thể thế nào, hãy cùng Phụ nữ và Gia đình tìm hiểu chi tiết ở ngay bài viết dưới đây nhé!

Mối liên hệ giữa đau thần kinh tọa và thai kỳ

Đau thần kinh tọa khi mang thai là gì? Các giải pháp giúp ngăn ngừa và làm giảm cơn đau! - Ảnh 1
 Đau dây thần kinh tọa khi mang thai là do hiện tượng tử cung ngày càng lớn, dẫn đến chèn ép dây thần kinh!

Các chuyên gia cho biết nếu bạn đang bị “tê, nóng rát hoặc ngứa ran ở chân, thì có thể bạn đang phải đối mặt với chứng đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa là tình trạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng nó đặc biệt nghiêm trọng đối với một số người trong tam cá nguyệt thứ ba.” 

Cụ thể, dây thần kinh tọa được hình thành bởi năm rễ thần kinh kết hợp với nhau khi thoát ra khỏi cột sống. Nếu bất kỳ rễ thần kinh hoặc dây thần kinh tọa nào bị chèn ép, nó có thể dẫn đến đau dây thần kinh tọa.

Vậy điều gì sẽ khiến những dây thần kinh đó bị chèn ép khi mang thai? Tử cung ngày càng lớn gây áp lực lên dây thần kinh tọa - dây thần kinh dài nhất trong cơ thể. Áp lực này có thể dẫn đến cảm giác đau, tê hoặc ngứa ran ở lưng dưới, hông, mông và chân.

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng góp phần gây ra chứng đau thần kinh tọa. Bên cạnh đó, việc tăng cân, giữ nước, mở rộng tử cung và tư thế xấu (thường là do bụng và ngực ngày càng lớn) là những yếu tố có thể góp phần khác. Thêm vào đó, khi em bé của bạn lớn lên, vị trí của bé cũng có thể đè lên dây thần kinh và gây ra cảm giác khó chịu cho mẹ.

Các yếu tố làm trầm trọng thêm chứng đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa khi mang thai là gì? Các giải pháp giúp ngăn ngừa và làm giảm cơn đau! - Ảnh 2
 Việc đứng hoặc ngồi trong thời gian dài hoặc thay đổi tư thế quá nhanh, cũng góp phần làm nặng thêm những cơn đau!

Bạn thực sự không thể làm gì về việc dây chằng đang thay đổi hoặc về nơi mà em bé của bạn chọn rúc vào tử cung, nhưng bạn không hoàn toàn bất lực. Có một số vị trí được biết là khó chịu hơn những vị trí khác khi bị đau thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh hông khi mang thai có thể xảy ra ở bất kỳ tư thế nào, nhưng nó có nhiều khả năng xảy ra khi đứng hoặc ngồi trong thời gian dài hoặc khi thay đổi tư thế quá nhanh. Bên cạnh đó, tư thế nằm ngửa khi ngủ cũng có thể dẫn đến đau thần kinh tọa, vì nó gây áp lực lên dây thần kinh.

Ngoài việc lưu ý những điều trên, các chuyên gia sức khỏe cũng khuyên bạn nên cố gắng hết sức để duy trì tư thế tốt. Đồng thời, bạn cũng có thể ngăn ngừa chứng đau dây thần kinh tọa bằng cách đảm bảo giãn cơ thường xuyên và thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp đã được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn.

Làm thế nào để giảm đau thần kinh tọa trong thai kỳ?

Đôi khi, dù bạn đã nỗ lực hết sức nhưng vẫn không thể tránh khỏi triệu chứng mang thai phổ biến này, thì những gợi ý dưới đây sẽ phần nào giúp bạn giảm được những cơn đau khó chịu này nhé:

- Ngủ trên một tấm nệm cứng và nằm nghiêng với một chiếc gối kê giữa hai đầu gối để giữ cho hông và cột sống thẳng hàng.

Đau thần kinh tọa khi mang thai là gì? Các giải pháp giúp ngăn ngừa và làm giảm cơn đau! - Ảnh 3
 Tư thể ngủ tốt cho mẹ bầu để giảm áp lực lên dây thần kinh tọa!

- Nếu bạn đã ngồi trong thời gian dài, hãy thường xuyên đứng lên và ngược lại.

- Tránh bê nâng những vật nặng.

- Thực hành các bài tập nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ hoặc yoga trước khi sinh, để giúp tăng cường cơ bắp, hỗ trợ cột sống của bạn và giảm áp lực lên dây thần kinh. Mặc dù vậy, bạn hãy nhớ hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập mới nào nhé.

Đau thần kinh tọa khi mang thai là gì? Các giải pháp giúp ngăn ngừa và làm giảm cơn đau! - Ảnh 4
 Thực hành những bài tập giãn cơ và tăng cường cơ bắp phù hợp!

- Chườm nóng hoặc lạnh lên vùng bị ảnh hưởng.

- Hãy đeo đai dành cho bà bầu khi bụng bầu bắt đầu nhô ra.

- Tắm nước ấm.

- Thực hiện những bài mát-xa cho mẹ bầu.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý về các cơn đau dây thần kinh tọa khi mang thai, đồng thời phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu cơn đau dữ dội hoặc dai dẳng, hoặc nếu bạn gặp các triệu chứng khác như sốt, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, hoặc yếu ở chân.

Đau thần kinh tọa khi mang thai chắc chắn là một trong những giai đoạn ít thú vị nhất của thai kỳ, nhưng giống như tất cả các triệu chứng khó chịu khác. Nhưng may mắn thay, triệu chứng khó chịu này sẽ không kéo dài mãi mãi. Chính vì vậy, trong thời gian chờ đợi, hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, thay đổi tư thế thường xuyên và đừng ngần ngại nhờ bác sĩ giúp đỡ nhé! Hy vọng những thông tin mới được Phụ nữ và Gia đình chia sẻ trên đây sẽ hữu ích tới quý độc giả, đặc biệt là các chị em đang trong thai kỳ nhé!

6 lợi ích bất ngờ đã được chứng minh khi ăn ớt chuông!

Ớt chuông không chỉ là món ngon hấp dẫn mà còn mang lại những lợi ích bất ngờ nữa đấy!

TIN MỚI NHẤT