Xông hơi hỗ trợ điều trị COVID-19 thế nào cho đúng?

Sức khỏe 21/01/2022 10:29

Phương pháp xông hơi đã được chứng minh là có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị COVID-19, nhưng xông hơi như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.

Theo chia sẻ của ThS.BS.Nguyễn Quốc Thái - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai, biện pháp xông hơi bằng các loại thảo dược, tinh dầu có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh COVID-19 mức độ nhẹ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xông hơi đúng cách để đem lại hiệu quả. Khi xông hơi cần lưu ý chuẩn bị nồi nước xông sao cho an toàn, tránh bị bỏng khi xông.

Xông hơi hỗ trợ điều trị COVID-19 thế nào cho đúng? - Ảnh 1
Phương pháp xông hơi đem lại hiệu quả trong hỗ trợ điều trị COVID-19, nhưng phải xông đúng cách. Ảnh minh họa

Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, nhiều người xông hơi ngày 2, 3 lần với việc nấu 1 nồi nước xông, xông phủ kín toàn thân. Trong khi đó, người mắc bệnh COVID-19 thường cơ thể đang rất mệt mỏi, suy nhược, ra mồ hôi nhiều, cần nhiều oxy để thở, nếu xông toàn thân sẽ bị mất nước, khó thở và dễ chóng mặt và có khi choáng váng, ngất xỉu. Vì vậy, với những người nhiễm COVID-19, chống chỉ định xông toàn thân.

Theo hướng dẫn của chuyên gia y tế, nếu tự xông ở nhà bằng nồi xông hoặc sử dụng ấm siêu tốc hoặc nồi cơm điện, thì khi ấm sôi nước, người bệnh cho vào 3 giọt tinh dầu, sau đó lấy khăn trùm nguyên đầu (không trùm kín người mà chỉ đến vai), hoặc cắt cạnh một bọc nilong to che đến vai, chỉ cần đủ độ ấm, tinh dầu không bay ra ngoài.

Sau đó ngồi xông khoảng 10 phút rồi ngưng, nghỉ giải lao 10 phút, sau tiếp tục xông tiếp 10 phút nữa. Mỗi người có thể xông 2 lần/ngày, mỗi lần xông 10 phút.

Phương pháp này chỉ thực hiện cho người lớn, không thực hiện cho trẻ em vì dễ gây bỏng. Với trẻ em nên mua thuốc xịt mũi họng và súc họng nước muối.

Cũng cần lưu ý thêm là tinh dầu thường hay bị làm giả nên người dân cần cẩn thận tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm. Trong trường hợp không mua được tinh dầu, có thể dùng các loại thảo dược chứa tinh dầu như lá chanh, lá bưởi, sả, lá tre, vông, tía tô, ngải cứu, cúc tần... là cách điều trị dân gian cho các trường hợp nhiễm virus cấp tính đường hô hấp.

Ngày 20/1, Việt Nam ghi nhận 16.715 F0, đến nay đã có 108 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron

Tính từ 16h ngày 19/1 đến 16h ngày 20/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.715 ca nhiễm mới, trong đó 78 ca nhập cảnh và 16.637 ca ghi nhận trong nước.

TIN MỚI NHẤT