Ung thư là một căn bệnh về lối sống, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ một số yếu tố bao gồm di truyền, tiếp xúc với tia UV và các tia có hại khác, lão hóa, tiêu thụ thuốc lá, thiếu hoạt động thể thao hoặc chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng.
- Ngày 13/2, Việt Nam ghi nhận 26.379 ca mắc COVID-19, nhiều địa phương vượt mốc 1.000 ca bệnh
- Vì sao uống chung rượu và bia dễ say hơn?
Thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xác định xác suất phát triển các bệnh về lối sống như béo phì, ung thư, tiểu đường và những bệnh khác. Chúng ta nên biết rằng những gì chúng ta tiêu thụ và một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh xuất phát từ sự mất cân bằng trong lối sống của con người.
Các triệu chứng của bệnh ung thư bao gồm hình thành các cục nhỏ, sụt cân, thay đổi thói quen, khó chịu trong ruột và mệt mỏi. Với sự thay đổi lối sống diễn ra nhanh chóng, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng xác suất một người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư là rất cao. Điều tốt nhất có thể làm là đảm bảo rằng họ thực hiện tất cả các biện pháp để ngăn ngừa bệnh ung thư quái ác. Có một lối sống lành mạnh hoạt động dựa trên sự quan tâm và duy trì sự cân bằng là chìa khóa trong việc ngăn ngừa ung thư.
Đồ uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Một nghiên cứu gần đây nhằm tìm ra các yếu tố chính có thể dẫn đến ung thư đã chỉ ra những điểm cần đặc biệt lưu ý. Tiêu thụ thuốc lá, thừa cân và lão hóa là những yếu tố chiếm ưu thế trong số các yếu tố dẫn đến ung thư. Thêm vào đó, một loại đồ uống đã được phát hiện góp phần làm tăng nguy cơ ung thư và kiêng đồ uống có thể giảm 31% nguy cơ bị bệnh này. Điều cực kỳ đáng chú ý là việc cắt giảm đồ uống ra khỏi lượng tiêu thụ thường xuyên của một người có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc một căn bệnh gây tử vong như ung thư.
Thức uống nói trên là rượu đã được đề cập trong một nghiên cứu do Tạp chí Ung thư Quốc tế thực hiện. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp điều tra các biến thể gen liên quan đến việc uống rượu ở người dân châu Á. Những người có di truyền không dung nạp rượu được phát hiện có nguy cơ phát triển các loại ung thư cụ thể thấp hơn 31%. Nếu những người có khả năng chịu đựng thấp hơn mà uống rượu thường xuyên, họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất và những người không dung nạp rượu nhưng tiêu thụ thường xuyên cũng có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn.
Ethanol là một thành phần chính của rượu bị phân hủy để tạo ra acetaldehyde, một chất đã được biết đến là chất gây ung thư. Acetaldehyde không chỉ làm tổn thương DNA mà còn cản trở quá trình sửa chữa tế bào, khiến tổn thương vĩnh viễn và gần như không thể phục hồi tế bào. Điều này cũng cho phép các tế bào ung thư sinh sôi, phát triển và có thể ảnh hưởng đến cách các tế bào khác phát triển và phân chia, dẫn đến tổn thương trong các mô và tăng hấp thu các chất gây ung thư khác.
Rượu cũng có thể gây tổn thương tuyến nước bọt. Nó có thể gây ra các bệnh về nướu, sâu răng, loét thực quản, chảy máu trong và trĩ. Ngoài những tình trạng này, rượu được biết là có thể gây ra trào ngược axit và các rối loạn tiêu hóa khác trong cơ thể. Vì vậy rượu cần được tiêu thụ điều độ với các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Theo Times of india