Trung Quốc: Người đàn ông 32 tuổi mắc ung thư gan, bác sĩ cảnh báo thực phẩm này còn độc hơn hút thuốc, uống rượu

Sức khỏe 15/05/2023 11:14

Không chỉ hút thuốc, uống rượu mới có thể gây ung thư gan mà thói quen ăn uống kém lành mạnh, đặc biệt là tiêu thụ loại thực phẩm này cũng sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho sức khỏe.

Gan là cơ quan rất quan trọng của cơ thể con người, nếu gan không được bảo vệ tốt trong sinh hoạt hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan khác.

Nhiều người trong cuộc sống cho rằng hút thuốc và uống rượu là nhân tố quan trọng gây hại cho gan, điều này không sai, nhưng có một số những thói quen ăn uống khác thậm chí còn độc hại, gây ảnh hưởng tiêu cực hơn thế.

Anh Trần năm nay 32 tuổi ở Trung Quốc là một công nhân bình thường, anh thường làm việc một cách đơn giản và nhàn hạ, tuy mức lương không cao nhưng anh Trần rất hài lòng. Anh không hút thuốc hay uống rượu trong cuộc sống và rất tốt tính nên mọi người xung quanh đều thích trò chuyện với anh.

Trung Quốc: Người đàn ông 32 tuổi mắc ung thư gan, bác sĩ cảnh báo thực phẩm này còn độc hơn hút thuốc, uống rượu - Ảnh 1

Nhưng cách đây khoảng nửa năm, anh Trần đột nhiên xuất hiện những cơn đau bụng rõ rệt, anh nghĩ do công việc quá bận rộn và chế độ ăn uống không điều độ trong thời gian đó, nên anh chỉ uống một ít thuốc giảm đau. Tuy nhiên, về sau các triệu chứng ngày càng nặng hơn buộc anh phải đến bệnh viện để kiểm tra.

Lúc đầu, anh Trần chỉ đến khoa tiêu hóa để kiểm tra vì nghĩ rằng đó là do các vấn đề về dạ dày, nhưng bác sĩ khám bệnh khi biết tình hình thực tế đã đề nghị anh nên đi khám sàng lọc gan.

Sau một loạt các cuộc kiểm tra, anh Trần được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Điều này khiến anh không thể tin nổi, làm sao anh có thể mắc bệnh ung thư gan dù không đụng đến rượu và thuốc lá?

Bác sĩ cũng rất tò mò, những người không hút thuốc và uống rượu có khả năng mắc ung thư gan tương đối thấp, vì vậy họ đã tìm hiểu về chế độ ăn uống hàng ngày của anh Trần. Hóa ra để tiết kiệm tiền mua xe và nhà, anh Trần thường rất tiết kiệm, thậm chí chỉ mua rau củ quả sắp hỏng rẻ tiền để ăn.

Anh chủ yếu vứt bỏ những phần đã thối hỏng và tiếp tục nấu, ăn những phần còn lại. Bác sĩ chỉ ra rằng chính thói quen này đã tạo điều kiện cho chất "kịch độc" aflatoxin xâm nhập vào cơ thể.

Trung Quốc: Người đàn ông 32 tuổi mắc ung thư gan, bác sĩ cảnh báo thực phẩm này còn độc hơn hút thuốc, uống rượu - Ảnh 2

Aflatoxin gây hại gan hơn cả hút thuốc, uống rượu

Aflatoxin từ lâu đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt vào danh sách chất gây ung thư nhóm 1. Độc tính của nó gấp 68 lần asen, nếu ăn phải aflatoxin sẽ trực tiếp gây tổn thương tế bào gan, còn có khả năng gây tổn hại gan cao hơn cả thuốc lá và rượu.

Vì vậy, nếu không hút thuốc, không uống rượu bia vẫn có khả năng mắc ung thư gan, khi bạn không vứt bỏ những thực phẩm hỏng mốc, ôi thiu mà ăn vào người thì tất yếu sẽ gây ra nhiều bệnh tật.

Aflatoxin được tìm thấy trong đất, thực vật và động vật, các loại hạt khác nhau, đặc biệt là đậu phộng (lạc) và quả óc chó bị hư hỏng. Aflatoxin cũng thường được tìm thấy trong ngô, mì ống, sữa gia vị, các sản phẩm từ sữa, dầu ăn và các sản phẩm khác khi chúng bị nấm mốc.

Thông thường, ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tỷ lệ phát hiện aflatoxin trong thực phẩm tương đối cao, vi khuẩn sinh độc tố tạo ra aflatoxin chủ yếu là Aspergillus flavus.

Trung Quốc: Người đàn ông 32 tuổi mắc ung thư gan, bác sĩ cảnh báo thực phẩm này còn độc hơn hút thuốc, uống rượu - Ảnh 3

Nên phát hiện sớm ung thư gan như thế nào?

1. Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm viêm gan B và C nên được thực hiện trước, vì virus viêm gan B và C là sát thủ số một gây ung thư gan nên việc biết mình bị nhiễm viêm gan B hay C có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phòng ngừa và điều trị ung thư gan.

2. Kiểm tra chỉ số Alpha-fetoprotein

Ở khoảng 75% bệnh nhân ung thư gan, chỉ số alpha-fetoprotein sẽ tăng cao. Tuy nhiên, không thể phát hiện ung thư gan nhỏ hơn 5cm thông qua xét nghiệm này, do đó, giá trị này bình thường không có nghĩa là không có ung thư gan và cần kiểm tra siêu âm để xác nhận thêm.

3. Khám siêu âm ổ bụng

Kiểm tra siêu âm không đau và không có tác dụng phụ, nhưng lại có thể dễ dàng phát hiện ung thư gan, có thể tìm thấy khối u nhỏ đến 1cm, nhưng khối u ở điểm mù của quá trình theo dõi siêu âm thì vẫn có thể bị bỏ qua.

Cặp vợ chồng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh đón song sinh khỏe mạnh chào đời

Sau nhiều lần chuyển phôi thất bại, đến năm 2021 chị Thùy được bác sĩ thông báo mang "song thai". Giữa năm 2022 hai "thiên thần" nhỏ đã chào đời trong niềm hạnh phúc của hai bên nội ngoại.

TIN MỚI NHẤT